Không chỉ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì mà việc ăn quá nhiều thịt còn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, gút, thận...
Trước tiên phải nói đến tác hại của việc ăn quá nhiều thịt hàng đầu là nguy cơ cao mắc bệnh béo phì. Nguyên nhân thường do chế độ ăn trong ngày quá dư thừa năng lượng như mỡ động vật, bơ, phô mai, thịt, socola, đường... Và một khi đã mắc phải bệnh này thì nhiều người thường có xu hướng ngại vận động nên khiến cho năng lượng thừa không được tiêu hao mà tích trữ lại dưới dạng mỡ. Ngoài ra, bệnh béo phì còn kéo theo nguy cơ dẫn đến các bệnh như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
Theo nghiên cứu từ trường Đại học Harvard cho biết, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm xuống rõ rệt so với những người thường xuyên ăn thịt. Cũng bởi, nồng độ cholesterol trong máu của người ăn thịt thường cao gấp nhiều lần so với người ăn chay. Đây còn là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Do đó, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, chế độ ăn chay sẽ giúp ngăn ngừa tới 90 - 97% các bệnh tim mạch.
Gan đóng vai trò tổng hợp lại các chất cần thiết giữ lại trong cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật có thể khiến gan phải làm việc quá tải và dẫn đến tình trạng tổn thương. Cứ vô tư tiêu thụ mỡ và thịt tiếp tục còn có thể làm cho gan bị nhiễm mỡ, xơ hoá, xơ sẹo...
Khi chúng ta ăn thịt, hai chất thải của chế độ ăn thịt là ure và axit uric sẽ tiết ra và gây hại cho cơ thể. Nhưng đó là khi bạn còn trẻ thì thận còn có thể hoạt động tốt để giúp thải bỏ loại chất gây hại này ra ngoài. Còn sau khi về già, thận suy yếu dần và công việc thải các chất độc hại này trở nên khó khăn. Đồng nghĩa là thận không thể làm việc hiệu quả nên sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ mắc bệnh khác.
Những loại thịt mà còn lẫn kèm nhiều mỡ sẽ làm tăng axit béo và triglycerid (nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2). Do các axit béo dư thừa trong máu và triglycerid đã ức chế hoạt động của insulin nên dẫn đến kết quả xét nghiệm lượng insulin trong máu vẫn bình thường nhưng thực tế, đường huyết của người bệnh lại đang ở mức rất cao. Tuy nhiên, chỉ cần chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu cũng giảm xuống và nồng độ axit béo sẽ quay trở về mức ổn định.
Do thận không đủ khả năng thải lọc hết các chất chứa nitơ độc hại nên lượng creatinin và axit uric trong máu cũng sẽ tăng cao hơn. Khi nồng độ axit uric tăng cao sẽ gây lắng đọng lại trong các khớp ngón tay, ngón chân nên dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Trong các khớp, axit uric đọng lại và kết tinh thành tinh thể nên tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho người bệnh.
Vì vậy, hãy bổ sung thêm rau, củ, quả vào chế độ ăn hàng ngày của mình nhé!
Nguồn: Health
chế độ ăn, ăn quá nhiều, nguy cơ cao