Thịt gà, có tính khí ôn, vị cam, không độc có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Tùy thuộc và loại gà và màu lông của gà lại có thể chữa được từng chứng bệnh cụ thể.
Thịt gà – Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc trong Đông y
Vào những ngày Tết, có lẽ món ăn duy nhất không thể thiếu bên cạnh chiếc bánh chưng xanh chính là món thịt gà luộc. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm Tết cổ truyền, là món ăn gợi nhớ gợi thương, là hơi thở của Tết. Mặc dù vậy, chúng ta chỉ biết là món ăn mà không biết đây cũng là một vị thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, thịt gà là vị thuốc, còn có tên gọi khác là kê nhục. "Thịt gà, có tính khí ôn, vị cam, không độc có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Tùy thuộc và loại gà và màu lông của gà lại có thể chữa được từng chứng bệnh cụ thể", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Vào những ngày Tết, có lẽ món ăn duy nhất không thể thiếu bên cạnh chiếc bánh chưng xanh chính là món thịt gà luộc.
Cụ thể, nếu thịt gà trống có lông màu đỏ, khi ăn có tác dụng giúp bổ phổi, tốt cho người khí hư suy yếu, người có mụn nhọt, phụ nữ rong kinh, băng huyết…Thịt gà trống lông trắng, vị hơi chua có tính hàn chữa được chứng nói cuồng, điều hòa tỳ vị, lợi tiểu trừ khí độc. Gà trống lông đen, thịt gà có vị cam tính hơi ôn có tác dụng bổ tỳ vị, chữa phong thấp chân tay tê dại. Khi ăn rất tốt cho người bị gãy xương, người bị tay nạn xương gãy thịt dập nát…
Tương tự như vậy, thịt gà mái tùy mỗi loại cũng có công dụng chữa bệnh khác nhau. "Gà mái lông trắng, khi ăn tốt cho ngũ tạng giúp nhuận phế, trừ lao, ích thận, chữa chứng tràng tích, kiết lỵ, phụ nữ bị hậu sản hư lao. Thịt gà mái đen, có tính vị hơi chua có tác dụng an thai, trừ khi độc, sinh huyết, đặc biệt tốt cho người bị phong thấp, chân tay đau mỏi, gãy xương, phụ nữ bị mụn nhọt", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Thịt gà trống có lông màu đỏ, khi ăn có tác dụng giúp bổ phổi, tốt cho người khí hư suy yếu, người có mụn nhọt, phụ nữ rong kinh, băng huyết…
Thịt gà còn có công dụng chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, trừ phong. Do đó, người ta thường sử dụng thịt gà để điều trị các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường.
Những bài thuốc chữa bệnh từ thịt gà có thể áp dụng ngay vào dịp Tết
Bên cạnh việc chế biến thành những món ăn ngon, hấp dẫn, bạn có thể chế biến thịt gà thành những bài thuốc chữa bệnh sau:
- Đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi: Bạn cần chuẩn bị gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Sau khi làm sạch gà, bạn nhồi các vị thuốc vào bên trong cùng chút rượu, đường, muối và gia vị vừa miệng vào bụng gà, buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy và ăn khi đói sẽ giúp chữa đầy hơi, mệt mỏi và đau bụng hiệu quả.
Thịt gà có nhiều công dụng chữa bệnh.
- Suy nhược cơ thể, ăn không tiêu: Gà trống 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g (hoặc nghệ tươi), hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Đây là bài thuốc cực dễ làm và cực hữu ích dành cho những người ăn không tiêu, cơ thể suy nhược vào dịp Tết.
- Thận yếu, ù tai, chóng mặt: Gà một con đem rửa sạch, cho rượu vào bụng, hầm chín và thưởng thức.
- Suy nhược cơ thể, thiếu máu: 1 con gà ri làm sạch bỏ ruột đem nhồi ngải cứu vào trong bụng khâu lại hầm thật kỹ ăn liên tục mỗi ngày 1 con trong vòng 7 ngày.
- Mất ngủ, ho nhiều: Lấy một con gà ri, làm sạch bỏ ruột rồi cho lá dâu tằm non kèm gạo nếp vào hầm chín sẽ chữa chứng mất ngủ, ho nhiều vào dịp năm mới mà không cần phải dùng kháng sinh.
Lấy một con gà ri, làm sạch bỏ ruột rồi cho lá dâu tằm non kèm gạo nếp vào hầm chín sẽ chữa chứng mất ngủ, ho nhiều vào dịp năm mới mà không cần phải dùng kháng sinh.
- Hạ huyết áp: Làm một con gà trống, 10g ngũ vị tử, 5g gừng, 12g quyết minh tử, 10g hành, gia vị... Làm sạch gà, bỏ ruột, nhồi những nguyên liệu trên vào bụng gà đem hầm khoảng 1 tiếng rồi mang ra ăn.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, khi ăn thịt gà tránh ăn cùng thịt chó, kiêng ăn cùng tỏi, rau cải và hành sống, cá chép vì dễ bị đi kiết lị. Những người hay bị dị ứng, nổi mẩn ngứa thì nên tránh ăn gan gà và da gà, người bị đau răng cần kiêng ăn thịt gà nếu không muốn tình trạng đau nhức thêm tồi tệ.
Thịt gà, bài thuốc chữa bệnh từ thịt gà, lương y Bùi Hồng Minh, ăn uống dịp Tết