Nghiệm pháp Heimlich thực hiện bằng cách dùng một lực ở bụng để đẩy các dị vật ra khỏi cổ họng. Cơ hoành nằm dưới đáy tim và phổi, co lại để phổi tự do di chuyển thông khí dễ dàng.
Năm 1972, một bác sĩ đến từ Cincinnati đọc được một câu chuyện về nghẹt thở. Vào thời điểm đó, nghẹt thở là nguyên nhân đứng thứ sáu gây tử vong. Những số liệu thống kê này thúc đẩy vị bác sĩ này đưa ra một cách đơn giản để ngăn ngừa những ca tử vong do nghẹt thở. Nghiệm pháp này trở nên phổ biến và được biết đến dưới tên nghiệm pháp Heimlich .
Cơ chế của nghiệm pháp Heimlich là tạo ra ra một cơn ho nhân tạo. Bằng cách ấn mạnh vào cơ hoành , buộc không khí ra khỏi phổi và tràn lên qua cổ họng, qua đó đẩy mạnh dị vật bị mắc kẹt ra ngoài.
Các thông tin nhanh về nghiệm pháp Heimlich:
• Khi một người bị nghẹn, họ không thể hít vào hay thở ra bình thường, đó là lý do tại sao họ không thể tống ra dị vật đang mắc kẹt ở cổ họng.
• Cho đến những năm 1970, vẫn chưa có một biện pháp dựa trên nghiên cứu cụ thể nào để xử trí các trường hợp bị nghẹt thở do dị vật.
• Bạn chỉ nên thực hiện nghiệm pháp Heimlich trên một người đang bị nghẹn.
Làm thế nào để thực hiện nghiệm pháp Heimlich?
Có bốn cách để thực hiện nghiệm pháp Heimlich, tùy thuộc vào tuổi tác và nhu cầu cấp cứu của người bị nghẹt thở. Cơ chế cơ bản với mỗi cách tiếp cận là như nhau: sử dụng lực tại cơ hoành để buộc dị vật tống xuất ra khỏi cổ họng.
Ảnh minh họa
Người lớn hoặc trẻ em có ý thức
Nếu người lớn hoặc trẻ em trên 1 tuổi có ý thức nhưng không thể nói, ho hoặc thở, thực hiện nghiệm pháp Heimlich ngay lập tức, làm theo các bước sau:
• Đứng đằng sau người đang nghẹt thở, cánh tay quấn quanh eo của họ.
• Nắm một tay lại. Sau đó đặt vị trí của ngón tay cái vào dạ dày của nạn nhân, bên dưới xương sườn và phía trên rốn. Tại đây bạn có thể cảm nhận thấy cơ hoành.
• Đặt bàn tay kia lên nắm tay và đẩy vào cơ này với một lực mạnh, vào trong và hướng lên trên.
• Tiếp tục đẩy cho đến khi dị vật được tống ra.
Người lớn hoặc trẻ không có ý thức
Nếu trẻ hoặc người lớn bất tỉnh hoặc không thể ngồi hoặc đứng, hãy thực hiện các bước sau:
• Đặt người bị nghẹt thở trên một mặt phẳng cứng
• Ngồi trên đùi người bị nạn, mặt hướng về phía họ
• Đặt tay này lên tay kia, và sau đó đặt cạnh lòng bàn tay lên cơ hoành của họ, ngay dưới xương sườn của họ và phía trên rốn.
• Đẩy tay theo hướng đẩy vào và lên trên, tay này tựa vào tay kia.
• Tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra.
Thực hiện nghiệm pháp Heimlich lên chính bản thân bạn
Nếu bạn bị nghẹt thở do dị vật trong khi chỉ có một mình, hoặc không có ai để giúp đỡ, hãy làm như sau:
• Nắm một tay lại, và với ngón tay cái hướng vào trong, đặt tại vị trí cơ hoành - dưới xương sườn và phía trên rốn.
• Đẩy theo hướng đi vào và lên trên cho đến khi dị vật bị trục xuất.
• Nếu không thể làm được nghiệm pháp này hoặc không hiệu quả trên một vật thể rắn, như trên bàn hoặc ghế. Đặt tay cạnh bờ cơ hoành để đẩy vào và lên trên. Di chuyển trước sau để tạo ra lực đẩy.
• Lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Ở trẻ dưới 1 tuổi, hãy làm theo các bước sau:
• Đặt bé nằm trên cẳng tay, đảm bảo đầu bé thấp hơn ngực.
• Đặt cẳng tay trên đùi, hỗ trợ đầu của em bé bằng cẳng tay.
• Đảm bảo rằng miệng và mũi em bé không bị che lấp.
• Sử dụng cạnh lòng bàn tay kia đánh vào lưng của em bé giữa hai vai bốn lần. Lặp lại cho đến khi dị vật xuất hiện.
Ảnh minh họa
Nếu không thành công, xoay em bé lại. Đặt hai ngón tay giữa ngực của bé, giữa núm vú. Nhấn mạnh bốn lần xuống độ sâu khoảng 1 inch. Lặp lại cho đến khi dị vật xuất hiện.
Lịch sử của nghiệm pháp Heimlich
Henry Heimlich, một bác sỹ phẫu thuật lồng ngực, chuyên nghiên cứu về những ca tử vong do mắc nghẹn ở trong các nhà hàng.
Ông cho ra rằng Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ (American Red Cross) đã khuyến cáo nên vỗ các nạn nhân bị hóc dị vật ở phía sau, nhưng không có nhiều bằng chứng ủng hộ phương pháp này.
Ông bắt đầu thử nghiệm các nghiệm pháp khác nhau trên một con chó được gây mê . Heimlich tin rằng đập vào lưng không hiệu quả bởi vì phương pháp này đã vô tình đã đẩy dị vật lên trên đường thở. Ông cũng phát hiện ra rằng việc ép ngực cũng không hiệu quả vì xương sườn ngăn không cho phổi phóng thích đủ không khí tống dị vật.
Heimlich cho ra bằng cách nhấn vào cơ hoành theo hướng vào trong và lên trên, phổi sẽ có đủ không khí để trục xuất dị vật. Cách làm đơn giản này đã trở thành nghiệm pháp Heimlich và chỉ trong vòng vài năm, các tổ chức như Hội Chữ thập đỏ đã bắt đầu đề xuất nghiệm pháp đó là phương pháp tốt nhất để cứu sống những người bị nghẹt thở.
Henry Heimlich
Liệu nghiệm pháp Heimlich có tốt hơn các phương pháp khác không?
Mặc dù nghiệm pháp Heimlich đã thay thế những phương pháp đánh vào lưng và ngực trong hầu hết các tình huống, nhưng một số trường hợp cấp cứu vẫn sử dụng những phương pháp cũ khi nghiệm pháp Heimlich thất bại.
Một nghiên cứu năm 1976 so sánh các cú đẩy bụng kiểu Heimlich với phương pháp đẩy ngực, họ thấy rằng nghiệm pháp đẩy ngực hiệu quả hơn. Nhưng với cỡ mẫu rất nhỏ, chỉ có khoảng 6 người. Vì vậy kết quả nghiên cứu này không nên xem như là bằng chứng thuyết phục rằng nghiệm pháp đẩy ngực là tốt hơn.
Thực hành nghiệm pháp Heimlich
Không thể thực hiện nghiệm pháp Heimlich trên một người không bị nghẹt thở.
Tuy nhiên, vì kỹ thuật của nghiệm pháp là ấn vào cơ hoành, bạn có thể làm quen với thủ thuật bằng cách định vị cơ hoành và tập cảm nhận một dải cơ dày ngay bên dưới khung sườn.
Đẩy mạnh vào cơ này sẽ tạo ra một cảm giác rùng mình, qua đó đẩy không khí ra khỏi lồng ngực.
Thực hành nghiệm pháp này thường xuyên sẽ giúp bạn xử trí tự tin hơn khi gặp phải tình huống cấp cứu người nghẹt thở do hóc dị vật.
Sự an toàn của nghiệm pháp Heimlich
Nếu một người có thể ho, nói chuyện, thở, tức là họ không bị nghẹt thở. Lúc đó đợi cho họ ho ra dị vật. Chỉ thực hiện nghiệm pháp Heimlich nếu người đó không thể đánh bật dị vật và không thể thở được.
Nghiệm pháp Heimlich không thể cứu sống các nạn nhân chết đuối, hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, chẳng hạn như ngừng tim hoặc động kinh.
Phần kết luận
Đôi khi nghiệm pháp Heimlich thất bại, bởi dị vật đã nằm quá sâu trong cổ họng hoặc do không thực hiện đúng cách. Vì vậy, luôn luôn gọi cấp cứu ngay khi có nạn nhân bị nghẹt thở.
Nếu có hai người, một người sẽ gọi cấp cứu trong khi người kia thực hiện nghiệm pháp Heimlich. Thực hiện điều này sẽ giúp nâng cao tối đa cơ hội sống sót cho nạn nhân, ngay cả khi nghiệm pháp Heimlich không có thất bại.
*Theo Medicalnewstoday
ca tử vong, dị vật bị mắc kẹt, lặp đi lặp lại