Nguyên nhân gây đầy bụng có thể nghiêm trọng, vì vậy, nếu bạn bị đầy bụng kèm theo các dấu hiệu sau đây thì nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo một nghiên cứu của trường đại học Y Dartmouth, hơn 30% dân số gặp phải tình trạng đầy bụng thường xuyên thường xuyên. Theo bác sĩ Sherry Ross, chuyên gia về sức khỏe phụ nữ ở Trung tâm Y tế Saint John ở Santa Monica, các triệu chứng tiền kinh nguyệt, chế độ dinh dưỡng ít rau quả nhiều carbs... thường là nguyên nhân dẫn tới đầy bụng. Tuy nhiên, đôi khi nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn.
Đôi khi nguyên nhân gây đầy bụng có thể nghiêm trọng.
Nếu bạn bị đầy bụng kèm theo các dấu hiệu sau đây thì nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
1. Đau vùng xương chậu
Trong một số trường hợp hiếm gặp, đầy bụng đi kèm với đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Nếu kèm theo các triệu chứng khác như ăn nhanh no, đi tiểu hoặc đại tiện liên tục...
Trong một số trường hợp hiếm gặp, đầy bụng đi kèm với đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.
Steve Vasilev, bác sĩ chuyên khoa về ung thư phụ khoa và giám đốc y khoa của khoa Ung bướu tại viện ung thư John Wayne ở Santa Monica cho biết: "Điều này gây ra bởi sự tích tụ chất lỏng trong bụng, một tình trạng gọi là cổ trướng và/hoặc áp lực từ khối u buồng trứng vào bụng hoặc chậu. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Clinical Nursing Research, chỉ có khoảng 1/3 phụ nữ nhận ra các triệu chứng này là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.
Phải làm gì: Đừng quá hoảng sợ, vì nhiều trường hợp này là tình trạng lành tính hơn, như u xơ. Nhưng bạn cũng cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra.
2. Giảm cân
Khoảng 1% dân số bị bệnh celiac - tình trạng cơ thể bạn có phản ứng tự miễn dịch với gluten làm tổn hại đến tuyến ruột. Tuy nhiên, theo nhóm ủng hộ Beyond Celiac, ước tính có đến 83% người Mỹ bị celiac không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai.
Ngoài đầy bụng, các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh này là tiêu chảy và giảm cân.
Bác sĩ gia đình Deevya Narayanan tại phòng khám Medical Offices of Manhattan cho biết ngoài đầy bụng, các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh này là tiêu chảy và giảm cân. Khoảng một nửa số người lớn có celiac có một số dấu hiệu không liên quan đến đường tiêu hoá, bao gồm thiếu máu, phát ban da, nhức đầu và chứng loãng xương giai đoạn đầu.
Phải làm gì: Hãy đi khám tại bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra máu để tìm ra các kháng thể nhất định trong máu của bạn để biết có phải bạn bị bệnh celiac hay không. Nếu dương tính, bạn sẽ cần nội soi để bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ ruột non để phân tích tổn thương. Nếu bạn bị bệnh celiac, hãy nghiêm chỉnh tuân theo chế độ ăn uống không có gluten.
3. Co thắt trong bụng như chuột rút
Bác sĩ Ross nói "nếu bạn gặp tình trạng này trong chu kì kinh nguyệt thì sau đó nó sẽ tự biến mất. Nhưng nếu cơn đau xuất hiện ở phía dưới bên trái của bụng bạn, bạn có thể bị viêm túi thừa - một tình trạng trong đó các nang nhỏ phát triển trong lớp lót của phần dưới của đại tràng và bị viêm.
Nếu cơn đau xuất hiện ở phía dưới bên trái của bụng bạn, bạn có thể bị viêm túi thừa.
Theo một bài báo đăng trên tạp chí Canadian Gastroenterology của Canada, mặc dù từ trước đến nay, đây được coi là căn bệnh của người già nhưng ngày nay, số ca tử vong vì bệnh này ở những người dưới 40 tuổi đã tăng lên trông thấy.
Phải làm gì: Đầy bụng kèm theo chuột rút trong bụng, đặc biệt có cả sốt thì bạn cần đi khám ngay. Có thể bạn sẽ cần làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, phân... để biết nguyên nhân chính xác. Nếu đúng là bệnh viêm túi thừa thì cần có chế độ ăn uống lỏng trong vài ngày và tuân thủ điều trị theo bác sĩ.
Theo Stephen Hanauer, Giám đốc Y khoa của Trung tâm Digestive Health Center tại Northwestern Medical Center, Chicago, sau khi hồi phục, bạn có thể ngăn ngừa tái phát bằng cách ăn nhiều chất xơ, ít fructose carbohydrate (có trong trái cây và mật ong), lactose (trong sữa), fructans (trong lúa mì, tỏi và hành), galactans (ở cây họ đậu) và polyol (đường không ngọt) quả đá, chẳng hạn như mơ, cherry...
Âm đạo có mùi hôi và ra dịch âm đạo
Theo CDC, gần 5% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (độ tuổi 18-44) đã trải qua bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease - PID).
Đây có thể là hậu quả của bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó như chlamydia hoặc lậu.
Đây có thể là hậu quả của bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó như chlamydia hoặc lậu mà không được điều trị khiến vi khuẩn di chuyển từ âm đạo vào ống dẫn trứng hoặc tử cung. Bệnh này nếu không được chữa trị có thể dẫn tới vô sinh.
Tuy nhiên, "trong giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể tinh vi hơn chứ không phải chỉ có đầy bụng, chẳng hạn như đau vùng chậu nhẹ, chảy máu âm đạo bất thường, đi tiểu khó khăn", bác sĩ Ross lưu ý.
Phải làm gì: Nên đi gặp bác sĩ phụ khoa nếu gặp các tình trạng này. Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu, xét nghiệm chlamydia và lậu, hoặc có thể xét nghiệm máu và nước tiểu nếu cần thiết... để tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.
Tiêu chảy ra máu
Đầy bụng kèm theo đau bụng thường xuyên hoặc kèm theo máu có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm ruột.
Bác sĩ Narayanany nhắc nhở, đầy bụng kèm theo đau bụng thường xuyên hoặc kèm theo máu có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng - 2 bệnh viêm đường tiêu hóa. Ngoài ra, các bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như vấn đề về thị giác (thường là đau mắt và thị lực mờ), phát ban da và mệt mỏi.
Phải làm gì: Bạn cần đi khám để được làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu để xem có bị viêm hay không, xét nghiệm phân để xem có nhiễm vi khuẩn hay kí sinh trùng nào không không hoặc là nội soi hay làm sinh thiết để kiểm tra hệ tiêu hóa...
Nguồn: Prevent
đầy bụng, dấu hiệu bệnh tật, dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm, dấu hiệu cần đi khám bác sĩ