Sức khỏe

7 quan niệm sai lầm về phòng tránh muỗi: Hóa ra trồng sả có thể phản tác dụng

Một số loài như muỗi vằn Châu Á đốt vào ban ngày.

Cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh lây truyền qua muỗi là: Tránh để bị muỗi đốt. Mặc dù vậy, có rất nhiều quan niệm sai lầm trong vấn đề này có thể khiến bạn phải trả giá. Chẳng hạn như mọi người tin ăn tỏi hoặc uống vitamin B thì sẽ không bị muỗi đốt.

Trên thực tế, đốt nến từ tinh dầu xả cũng sẽ không có tác dụng cho lắm. Và một giấc ngủ trưa không có nghĩa là bạn không cần phải mắc màn.

Để giúp bạn phòng tránh bệnh tật lây truyền qua muỗi, nhà côn trùng học Stan Cope, chủ tịch của Hiệp hội Kiểm soát muỗi Hoa Kỳ sẽ chỉ ra 7 niềm tin sai lầm khiến mọi người dễ chủ quan:

1. Ăn một số loại thực phẩm có thế giúp bạn tránh muỗi đốt

 7 quan niệm sai lầm về phòng tránh muỗi: Hóa ra trồng sả có thể phản tác dụng - Ảnh 1.

Mọi người thường nói rằng ăn tỏi hoặc uống thực phẩm bổ sung Vitamin B có thể giúp giảm nguy cơ bị muỗi cắn. Nhưng Cope nói rằng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho điều đó.

Trong thực tế, lượng mồ hôi và CO2 bạn thở ra mới là yếu tố hấp dẫn những con muỗi đến xung quanh bạn. Ăn một loại thực phẩm nào đó không phải là yếu tố đảm bảo an toàn cho bạn.

2. Nến với tinh dầu sả có tác dụng xua muỗi

 7 quan niệm sai lầm về phòng tránh muỗi: Hóa ra trồng sả có thể phản tác dụng - Ảnh 2.

Theo Cope, không có bằng chứng khoa học cho thấy nến với tinh dầu sả thực sự xua đuổi được muỗi.

Nếu muỗi có thực sự tránh xa một ngọn nến tinh dầu đang cháy, thì đó là do khói của chúng. Một khi trong phòng của bạn có quạt hoặc bạn mở cửa sổ, đốt nến gì đi chăng nữa cũng không có tác dụng.

3. Trồng cây, chẳng hạn như xả, có tác dụng đuổi muỗi

 7 quan niệm sai lầm về phòng tránh muỗi: Hóa ra trồng sả có thể phản tác dụng - Ảnh 3.

Nếu bạn chỉ trồng một khóm sả trong phòng hoặc trên sân ban công, mà nghĩ rằng nó sẽ đuổi được muỗi thì tin buồn là không phải. Thậm chí, cây cối có thể thu hút muỗi, bởi chúng thích những nơi mát mẻ, ẩm ướt và tối tăm.

Một số loài cây như sả có chứa tinh dầu mà côn trùng không thích, nhưng bạn cần phải đập nát chúng ra cho mùi đủ nồng mới có tác dụng.

4. Bẫy đèn có tác dụng hiệu quả

 7 quan niệm sai lầm về phòng tránh muỗi: Hóa ra trồng sả có thể phản tác dụng - Ảnh 4.

Trong khi những chiếc đèn bắt côn trùng có thể giết chết một lượng muỗi nhất định, phần lớn những gì chúng bắt được lại không phải muỗi truyền bệnh. Nhiều loài côn trùng có lợi như bướm đêm và bọ cánh cứng cũng bị bẫy bởi ánh đèn.

Trong hai nghiên cứu có kiểm soát do các nhà điều tra tại Đại học Notre Dame thực hiện, muỗi chỉ chiếm 4,1% và 6,4% lượng côn trùng mà những chiếc bẫy đèn giết được.

Trong cả hai nghiên cứu, không có sự khác biệt đáng kể về số lượng muỗi còn lại trong hai khu sân đặt và không đặt bẫy đèn.

5. Giấy thơm sẽ giúp chống muỗi

 7 quan niệm sai lầm về phòng tránh muỗi: Hóa ra trồng sả có thể phản tác dụng - Ảnh 5.

Đôi khi mọi người muốn đặt giấy thơm vào túi, mũ, hoặc ngay trên da để đẩy lùi muỗi. Theo Tiến sĩ Cope, trong khi một số nghiên cứu chỉ ra giấy thơm có tác dụng với một số loài muỗi không đốt người, mùi hương của chúng không có tác dụng với nhiều loại muỗi đốt.

6. Mọi loại thuốc chống muỗi đều có tác dụng

 7 quan niệm sai lầm về phòng tránh muỗi: Hóa ra trồng sả có thể phản tác dụng - Ảnh 6.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) chỉ có 4 thành phần sau trong các loại thuốc có tác dụng chống muỗi: DEET (hoạt động tốt nhất khi sử dụng lâu ngoài trời), Picaridin (còn gọi là KBR 3023, Bayrepel, và icaridin), IR3535 và dầu bạch đàn chanh (OLE) hoặc p-menthane diol (PMD).

7. Muỗi chỉ đốt vào ban đêm

 7 quan niệm sai lầm về phòng tránh muỗi: Hóa ra trồng sả có thể phản tác dụng - Ảnh 7.

Một số loài muỗi, chẳng hạn như muỗi vằn ở châu Á, đốt vào ban ngày. Thông thường chúng thường lén lút đốt vào đầu gối hoặc mắt cá chân của bạn. Bởi vậy, nếu có ngủ trưa ở đâu đó, đặc biệt là những khu vực ẩm thấp, tối tăm, bạn vẫn nên mắc màn.

Tham khảo Businessinsider

aFamily

quan niệm sai lầm, bệnh lây truyền, Giấc ngủ trưa


      © 2021 FAP
        947,542       611