"Brian đã phải đối mặt với tất cả các loại biến chứng từ bệnh cúm như viêm phổi và sốc nhiễm khuẩn", vợ ông cho hay.
Người đàn ông bị cắt cụt chân và 9 ngón tay vì biến chứng của bệnh cúm
Một cơn cảm cúm đã tấn công người đàn ông đến từ Texas dẫn đến biến chứng viêm phổi và sốc nhiễm nhuẩn, buộc các bác sĩ phải cắt bỏ cả hai chân dưới đầu gối và 9 ngón tay. Người đàn ông đó là Brian Herndon, làm ở Forth Worth, được chẩn đoán mắc bệnh cúm vào ngày 4 tháng 1. Theo NBC DFW, người đàn ông đã được nhập viện vào ngay ngày hôm sau với chứng viêm phổi và nhanh chóng bị sốc nhiễm khuẩn.
Vợ ông, Jaye Herndon, đã viết trên một trang GoFundMe mà cô tạo ra cho chính chồng mình. Brian đã phải đối mặt với tất cả các loại biến chứng do cúm, viêm phổi và sốc nhiễm khuẩn. "Đến ngày hôm nay, anh ấy phải lắp chân giả cho cả tay lẫn chân để làm việc", vợ Brian hi vọng mọi người có thể chia sẻ và giúp đỡ chồng mình.
Một cơn cảm cúm đã tấn công người đàn ông đến từ Texas dẫn đến biến chứng viêm phổi và sốc nhiễm nhuẩn, buộc các bác sĩ phải cắt bỏ cả hai chân dưới đầu gối và 9 ngón tay.
Vào ngày 6/1, chỉ 36h sau khi được chẩn đoán mắc bệnh cúm, Brian (51 tuổi) đã được đưa vào Bệnh viện Baylor ở Dallas trong tình trạng vô thức. Vợ ông nói với KHOU rằng chồng bà không được chăm sóc y tế trước đó và ông đã bị sốt cao, sau đó bị khó thở. Không thể chờ đợi, cô ngay lập tức gọi xe đưa chồng đến viện nhưng vô cùng bất ngờ vì tình trạng tiếp tục diễn biến xấu hơn.
Vào chủ nhật tuần trước, trả lời hãng thông tấn qua Skype, người đàn ông này thấm thía: "Chỉ sau một phút bị cảm cúm, bạn có thể tự hủy hoại chính mình".
Jaye đăng một bản cập nhật trên trang GoFundMe vào thứ 2, viết rằng trong khi Brian có một ngày "tích cực", họ "vẫn cầu nguyện để chữa bệnh thận và cải thiện hô hấp" và cách làm sao để giảm đau.
Theo NBC DFW, Brian không bị cúm trong năm nay và mặc dù đã sử dụng thuốc Tamiflu, anh vẫn phải nhập viện vì gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Brian bên gia đình khi vẫn còn đầy đủ tay chân.
Biến chứng nhiễm trùng do bệnh cúm hầu như không loại trừ bất cứ ai
Trong khi bình thường cơ thể chống lại các vi trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng, Sepsis Alliance cho rằng đôi khi hệ thống miễn dịch đã ngừng chiến đấu với "kẻ hủy hoại" và bắt đầu quay sang tự hủy họa chính mình. 40% bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nặng không thể sống sót.
Tổ chức này cho biết thêm: "Một số người có nguy cơ gặp nhiễm trùng cao hơn, bao gồm người trẻ tuổi, người già, những người mắc bệnh mãn tính và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu".
Viêm do nhiễm trùng huyết có thể gây ra sự suy giảm cơ quan lớn. Theo Mayo Clinic, dấu hiệu cảnh báo về nhiễm trùng bao gồm nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C hoặc hơn 36 độ C, nhịp tim cao hơn 90 nhịp mỗi phút và tỷ lệ hô hấp cao hơn 20 lần thở mỗi phút. Điều quan trọng là theo dõi mức độ sốt và lượng chất lỏng trong khi ốm để giảm khả năng nhiễm khuẩn huyết. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) hiện liệt kê mùa cúm năm 2017 đến năm 2018 là "nghiêm trọng vừa phải" và cảnh báo nó có thể tồi tệ hơn. Người dân cũng đã xác nhận với CDC, hơn 30 trẻ em đã gặp biến chứng virus cúm trên toàn nước Mỹ cho đến nay.
Tiêm phòng cúm và ở nhà nếu bạn bị bệnh là 2 trong số những cách quan trọng nhất để giảm sự lây truyền.
CDC báo cáo rằng vắc-xin cúm làm giảm nguy cơ một người mắc siêu vi khuẩn này từ 10-60% chứ không đảm bảo chúng ta không thể mắc bệnh cúm trở lại. Tuy nhiên, thuốc chủng ngừa hàng năm được CDC khuyến cáo cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên và càng có nhiều người tiêm phòng vắc-xin có thể hạn chế sự lây lan của bệnh tật trong cộng đồng.
Tiêm phòng cúm và ở nhà nếu bạn bị bệnh là 2 trong số những cách quan trọng nhất để giảm sự lây truyền. Nhưng CDC nói rằng cũng rất quan trọng khi bạn rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và lau sạch các bề mặt có thể đã tiếp xúc với nhiễm khuẩn, vì vi trùng cúm có thể sống trên đó trong vòng 24 giờ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính, khả năng chống chọi virus, vi khuẩn yếu kém hơn những người khác.
CDC báo cáo rằng vắc-xin cúm làm giảm nguy cơ một người mắc siêu vi khuẩn này từ 10-60% chứ không đảm bảo chúng ta không thể mắc bệnh cúm trở lại.
Nhóm bệnh nhân mắc cúm có diễn biến thất thường nhất, đáng lo ngại nhất là nhóm những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…
Đặc biệt là nhóm bệnh nhân có vấn đề sẵn ở đường hô hấp, khi mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh mãn tính càng được thể bùng phát và diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là tử vong. Do đó, đừng bao giờ nghĩ chỉ một cơn cảm cúm xoàng thì chẳng có nghĩa lý gì với sức khỏe con người.ếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, chuyên gia khuyên người dân nên nhập viện càng sớm càng tốt.
(Nguồn: Health, Cdc)
biến chứng của bệnh cúm, cắt chân tay vì nhiễm khuẩn do bệnh cúm, dịch bệnh cúm, bệnh cúm