Là một thực phẩm dễ ăn, có lợi cho sức khỏe nên khoai lang được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu ăn khoai lang sai cách thì lại "rước họa vào thân".
Theo tờ Sức khỏe và Đời sống, những nghiên cứu khoa học cho thấy khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có những công dụng phòng chữa bệnh và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể.
Khoai lang không nên ăn vào buổi tối, khi quá đói hay ăn sống. Ảnh minh họa
Trong khoai lang có lượng vitamin C, A dồi dào (dưới dạng beta-caroten), khoai lang giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và giảm khả năng phát sinh những bệnh viêm nhiễm như bệnh suyễn, cảm cúm, viêm khớp…
Báo Lao Động đăng tải, nếu ăn quá nhiều khoai lang để giảm cân sẽ dẫn đến cơ thể thiếu hụt protein. Tiêu thụ quá nhiều chất xơ trong khoai lang sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Ăn khi quá đói, chất bột đường có trong khoai sẽ làm tăng tiết dịch vị trong hệ thống tiêu hóa khiến bạn bị nóng ruột, cảm giác bồn chồn, ợ chua, và trướng bụng khi ăn quá nhiều khoai lúc dạ dày trống rỗng.
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược a-xít, đặc biệt là với những người có hệ thống tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, hơn nữa ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Ăn cả vỏ khoai không tốt cho tiêu hóa của con người. Đặc biệt là những củ khoai có vỏ bị sần sùi, có nốt nâu đốm giống như bị ong châm, những củ khoai như thế có khả năng bị nhiễm độc, do đó sẽ gây hại cho sức khỏe khi ăn.
Nếu ăn khoai sống, màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể khi ăn sống, vì vậy, sau khi ăn sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi và buồn nôn...
ăn khoai lang, nghiên cứu khoa học, giá trị dinh dưỡng