Sức khỏe

Điều gì xảy ra với cơ thể khi dùng thực - dược phẩm “quá liều”?

Thuật ngữ tiếng Anh “overdose” thường dùng để chỉ quá liều các loại thuốc chữa bệnh, song thực tế nó lại diễn ra ở mọi lĩnh vực.

Dưới đây là những hệ lụy khi dùng quá liều qua các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong dược - thực phẩm.

1. Vitamin

Vitamin hay sinh tố, là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể sinh vật. Có nhiều loại khác nhau về bản chất hóa học lẫn tác dụng sinh lý. Vitamin được cho là có tác dụng cải thiện sức khỏe cho con người, nhưng nếu quá nhiều thực sự gây bất lợi cho cơ thể, như ung thư và các loại bệnh khác. Một số vitamin có khả năng hòa tan trong nước, nên khi dư thừa sẽ bị cơ thể đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Nhưng có một số loại vitamin khác, như vitamin A lại hòa tan trong lipid. Các loại vitamin này được lưu trữ trong mỡ thay vì thải ra ngoài qua đường tiêu hóa như các loại vitamin nói trên. Các loại vitamin hòa tan lipid có thể làm tăng mức độ độc hại và gây tổn thương gan, dị tật bẩm sinh, rối loạn hệ thần kinh trung ương và ung thư.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi dùng thực - dược phẩm “quá liều”? - Ảnh 1.

Thay vì phòng bệnh, quá liều vitamin có thể phát sinh những căn bệnh nan y nguy hiểm

The LC, năm 1985, một nhóm các bác sĩ Mỹ tiến hành một thử nghiệm, trong đó người tham gia đã dùng liều beta-carotene cao, đây là loại vitamin A được cho là làm giảm nguy cơ bị ung thư. Cuộc thử nghiệm đã phải ngưng sớm vì phác đồ rất nguy hiểm, có thể gây ung thư cho những người tham gia thay vì ngăn ngừa nó. Đặc biệt, nhóm đàn ông hút thuốc lá dùng beta-carotene có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao 18% so với những người không dùng loại vitamin này.

Năm 2001 Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) đã là một nghiên cứu và cũng phát hiện thấy kết quả tương tự. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của vitamin E trong dự phòng ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng nghiên cứu lại phát hiện thấy những người đàn ông dùng vitamin E thực sự có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn tới 17% so với những người không dùng. Cũng phải nói thêm, các vitamin tan trong nước như vitamin C thường được rửa trôi khỏi cơ thể trước khi độc tính xảy ra, nhưng nó vẫn tồn tại những tác động tiêu cực nếu dùng liều cao. Thừa vitamin C có thể dẫn đến tiêu chảy, chuột rút dạ dày, thậm chí là sỏi thận, vì vậy việc sử dụng đúng liều, đúng thời hạn và dựa trên cơ địa mỗi người sẽ phát huy tác dụng cao nhất.

2. Cam thảo đen

Cam thảo đen (Black licorice) có thể gây nguy hiểm cho nhóm người trên 40 tuổi. Chính  vì vậy mà Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA) đầu năm 2017 đã ban hành một thông báo cảnh tỉnh những ảnh hưởng tiêu cực của việc dùng cam thảo đen một cách thường xuyên hoặc với số lượng lớn. Sở dĩ FDA đưa ra cảnh báo này là do, từ năm 2016 đã xuất hiện nhiều sự cố liên quan đến sức khỏe do sử dụng thường xuyên cam thảo đen dưới dạng kẹo, gây ra các vấn đề về tim mạch.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi dùng thực - dược phẩm “quá liều”? - Ảnh 2.

Lạm dụng cam thảo đen có thể gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch

Ăn khoảng khoảng 2,54cm hay 57g cam thảo mỗi ngày trong hai tuần liền có thể gây ra những sự cố bất lợi cho tim. Lý do, cam thảo đen chứa glycyrrhizin, một hợp chất làm giảm lượng kali. Khi kali sụt, làm cho nhịp tim bất thường, tăng huyết áp và thậm chí có thể phát  sinh tình trạng suy tim sung huyết. Những người có vấn đề về tim mạch là nhóm bị ảnh hưởng cao nhất khi dùng cam thảo đen.

3. Kem trị đau cơ và khớp

Kem trị đau cơ và khớp (Muscle cream) có thể giúp giảm đau nhức, nhưng lạm dụng quá nhiều có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tác dụng chính của kem trị đau cơ và khớp là nhờ chất kháng viêm có tên methyl salicylate. Mặc dù kem cơ được thoa trên da, nhưng nhờ các lỗ chân lông nó có thểm thẩm thấu vào trong cơ thể, dây thần kinh và đi vào dòng máu.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi dùng thực - dược phẩm “quá liều”? - Ảnh 3.

Arielle Newman, nữ VĐV chết vì lạm dụng kem giảm đau

Năm 2007, Arielle Newman một nữ vận động viên điền kinh 17 tuổi ở New York, Mỹ đã bị tử nạn do dùng quá nhiều kem giảm đau. Theo kết quả xét nghiệm, nguyên nhân cái chết của Arielle Newman ngày 3/4/2007 là do cơ thể đã hấp thụ quá nhiều methyl salicylate, một chất chống viêm có trong kem thể thao. Ellen Borakove, một quan chức y tế, cho biết nạn nhân đã sử dụng quá mức hoá chất trên và đây là trường hợp chết vì kem giảm đau đầu tiên mà bà ghi nhận được. Ngoài việc liên tục thoa kem vào chân giữa các lần chạy, Newman còn sử dụng các miếng dán có chất methyl salicylate và một sản phẩm chưa xác định cũng chứa chất này. Nhiệt lượng được tạo ra khi chạy có thể mở lỗ chân lông của nó, làm tăng hấp thụ hóa chất methyl salicylate vào cơ thể và hậu quả gây trúng độc.

4. Cá ngừ

Cảnh báo việc tiêu thụ cá ngừ thường hướng vào nhóm phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, nhưng phần còn lại của chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh cao nếu ăn quá nhiều thực đơn này tại các  quán sushi. Thủy ngân được tìm thấy ở hầu hết các loại cá, nhưng các loại cá ăn thịt có kích thước lớn thường tích thủy nhân cao hơn, vì vậy ăn cá ngừ sống, chín và đóng hộp đều chứa hóa chất độc hại này. Đơn giản, thức ăn của cá ngừ là các loại cá nhỏ, nên biến cơ thể thể chúng  thành nơi tích thủy ngân chung.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi dùng thực - dược phẩm “quá liều”? - Ảnh 4.

Cá ngừ vây dài và cơ chế tích thủy ngân của cá ngừ

Thủy ngân rất độc hại với con người, nếu số lượng nhỏ có thể được cơ thể được lọc và đào thải ra ngoài, nhưng số lượng lớn sẽ tích tụ và dẫn đến ngộ độc. Những dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc thủy ngân gồm mất phối hợp các chức năng của cơ thể, tê bì ở các ngón tay, ngón chân, tiếp theo là run rẩy và mất thị lực. Ngộ độc thủy ngân dài hạn có thể ảnh hưởng đến chức năng bộ nhớ và làm suy yếu quá trình học tập. Trường hợp nặng có thể dẫn đến các vấn đề về thận, suy hô hấp, và tử vong. Nhiều người nhận thức được nguy cơ ăn nhiều cá ngừ nhưng không biết số lượng “quá nhiều” là bao nhiêu. Một số loại cá ngừ,  đặc biệt là cá ngừ vây dài (Albacore tuna) chứa hàm lượng thuỷ ngân cao hơn cả. Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, đối với một người nặng 68 kg trở lên, nên ăn cá ngừ vây dài ở dạng chín không quá 1 hộp 170g/9 ngày.

5. Khế

Khế (Star Fruit hay Carambola) là một loài cây thuộc họ Oxalidaceae, có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Khế là cây ăn quả quen thuộc nhưng nếu ăn nhiều có thể gây hại nhiều hơn lợi. Đối với những người có thận yếu, tổn thương thận thì không nên ăn khế. Lý do, trong khế có chứa một loại hóa chất gây bất lợi, và tàn phá hệ thống thận. Những người có thận khỏe thì khi ăn khế chất độc này sẽ được kiểm soát và thải ra ngoài, nhưng bất cứ ai tổn thương thận thì nên tránh xa khế.

Vì lý do này, những người tổn thương thận giai đoạn đầu, có vấn đề về thận thì không nên ăn quá nhiều khế hoặc nước ép khế khi bụng rỗng. Các triệu chứng trúng độc khế ở thể nhẹ bao gồm buồn nôn, suy yếu, mất ngủ, động kinh và nấc. Bác sĩ có thể điều trị các trường hợp nhiễm độc khế bằng cách lọc thận, nhưng chức năng thận sẽ không bao giờ trở lại bình thường sau khi ngộ độc khế xảy ra.

6. Kem đánh răng

Lạm dụng kem đánh răng có thể gây bất lợi cho con người. Vào đầu những năm 1990, bao bì thuốc đánh răng có ghi cảnh báo: “Đừng nuốt, chỉ sử dụng một lượng nhỏ tương đương hạt đậu Hà Lan đối với  trẻ em dưới 6 tuổi”. Cơ Quan quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA) không tin những cảnh báo này có thể khắc phục được mối nguy hiểm thực sự của việc lạm dụng kem đánh răng. Vì vậy, vào năm 1997, FDA đã yêu cầy bổ sung cảnh báo nhiễm độc vào cho bao bì các sản phẩm kem đánh răng có chứa fluoride. Hiệp hội Nha khoa Mỹ cũng như các nhà sản xuất kem đánh răng phản ứng cho rằng yêu cầu này là quá đáng. Tuy nhiên, FDA vẫn bảo lưu, cho rằng fluoride là một loại thuốc độc hại, và do đó cần phải có cảnh báo mạnh mẽ cho người tiêu dùng.

Trẻ em dễ bị nhiễm độc florua bởi các cơ quan trong cơ thể đang phát triển. Trung bình, một ống kem đánh răng chứa đủ fluoride có thể giết một em bé có trọng lượng dưới 30 kg. Nếu trẻ nuốt 3% lượng kem của ống có thể bị ngộ độc fluoride cấp tính, gây ra các triệu chứng giống cúm, chóng mặt, và đau dạ dày.

(Theo LC/NBC-12/2017)

aFamily

thực - dược phẩm, dùng thực - dược phẩm “quá liều”, Thuật ngữ tiếng Anh “overdose”


      © 2021 FAP
        1,116,597       383