Sức khỏe

Đừng lạm dụng kính áp tròng nữa nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh đáng sợ mà ca sĩ Hương Tràm đang phải gánh chịu

Nữ ca sĩ Hương Tràm bất ngờ tiết lộ chuyện cô đang bị viêm giác mạc sâu, có thể ảnh hưởng tới thị lực và để lại sẹo do sử dụng kính áp tròng quá nhiều.

Sốc trước thông tin Hương Tràm bị viêm giác mạc sâu, có thể để lại sẹo, giảm thị lực do sử dụng kính áp tròng thường xuyên

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Hương Tràm bất ngờ tiết lộ chuyện cô đang bị viêm giác mạc sâu, có thể ảnh hưởng tới thị lực và để lại sẹo. Cô chia sẻ: "Mắt phải của Tràm đang bị viêm giác mạc sâu, có thể ảnh hưởng tới thị lực và để lại sẹo, một bài học lớn về việc giữ gìn sức khỏe và đôi mắt".

Đừng lạm dụng kính áp tròng nữa nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh đáng sợ mà ca sĩ Hương Tràm đang phải gánh chịu - Ảnh 1.

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Hương Tràm bất ngờ tiết lộ chuyện cô đang bị viêm giác mạc sâu, có thể ảnh hưởng tới thị lực và để lại sẹo.

Được biết, Hương Tràm bị cận thị khá nặng nên mỗi khi biểu diễn cô thường xuyên phải đeo kính áp tròng. Việc biểu diễn thường xuyên và sử dụng kính áp tròng khiến mắt cô đã bị viêm giác mạc. Cách đây vài ngày, khi mắt có vấn đề sưng đau, Hương Tràm đã đi khám bác sĩ và bắt đầu điều trị. Bác sĩ yêu cầu Hương Tràm không được sử dụng kính áp tròng nữa nhưng do vướng phải một buổi trao giải nên mắt cô lại tiếp tục bị nặng hơn.

Chia sẻ với truyền thông, Hương Tràm cho biết, hiện tại mắt của cô đang sưng to rất đau và gần như không thể nhìn thấy gì. Nếu muốn di chuyển, Hương Tràm phải có người dìu đi. Hương Tràm cho biết, vài tuần sắp tới cô sẽ xuất hiện trên sân khấu với cặp kính cận vì không thể sử dụng áp tròng nữa.

Đừng lạm dụng kính áp tròng nữa nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh đáng sợ mà ca sĩ Hương Tràm đang phải gánh chịu - Ảnh 2.

Chia sẻ với truyền thông, Hương Tràm cho biết, hiện tại mắt của cô đang sưng to rất đau và gần như không thể nhìn thấy gì.

Hiện tại Hương Tràm vẫn chưa được phẫu thuật mắt do mắt bị đau sâu. Người đẹp nhắn nhủ mọi người nên thật chú ý tới sức khỏe mà đặc biệt là đôi mắt.

Đây không phải trường hợp đầu tiên khiến chúng ta bàng hoàng trong việc lạm dụng kính áp tròng, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe đôi mắt. Trước đó, Mailonline cũng đưa tin về người bán hàng bị mù sau khi bị viêm loét mắt vì đeo kính áp tròng 14 giờ mỗi ngày. Dailymail cũng ghi nhận một trường hợp bị kính áp tròng gây hại đến từ Hồng Kông vì để quên tận… 2 năm không lấy ra.

Có thể nói, việc sử dụng kính áp tròng rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với những bạn gái bị cận hoặc muốn đôi mắt của mình trở nên long lanh, xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng kính áp tròng có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vậy lạm dụng đeo kính áp tròng nguy hiểm thế nào? Bạn có thể mắc phải những căn bệnh đáng sợ nào nếu sử dụng kính áp tròng không đúng cách?

Đừng lạm dụng kính áp tròng nữa nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh đáng sợ mà ca sĩ Hương Tràm đang phải gánh chịu - Ảnh 3.

Việc sử dụng kính áp tròng rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với những bạn gái bị cận hoặc muốn đôi mắt của mình trở nên long lanh, xinh đẹp hơn.

Dễ gặp họa nếu lạm dụng việc đeo kính áp tròng, sử dụng kính áp tròng không đúng cách

BS Đặng Văn Quế (PGĐ Bệnh viện mắt Quốc tế DND) cho biết, nguyên tắc quan trọng nhất trong việc sử dụng kính áp tròng là đảm bảo vệ sinh trong quá trình tháo lắp, bảo quản.

Muốn đặt kính áp tròng vào mắt cần đảm bảo đôi bàn tay sạch sẽ. Dụng cụ, phương tiện, dịch ngâm kính áp tròng cũng phải luôn luôn đảm bảo vệ sinh. "Nếu không khả năng bị nhiễm trùng là rất lớn, phụ thuộc vào thời gian, mức độ đảm bảo vô trùng nhiều hay ít", BS Quế nói.

Đừng lạm dụng kính áp tròng nữa nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh đáng sợ mà ca sĩ Hương Tràm đang phải gánh chịu - Ảnh 4.

Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng là buổi sáng lắp vào mắt, buổi tối tháo ra.

Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng là buổi sáng lắp vào mắt, buổi tối tháo ra. Tùy từng loại kính áp tròng có thể sử dụng được 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm. Khi không sử dụng phải được đặt vào hộp bảo quản để đảm bảo vô trùng.

"Bản chất của kính áp tròng là silicon nên khi đi bơi, đi tắm bắt buộc phải tháo kính ra. Vì môi trường ẩm ướt rất dễ khiến kính áp tròng bị thoái hóa, gây nhiễm trùng mắt. Không ngoại lệ, việc để quên kính áp tròng qua đêm cũng là điều cấm kỵ", chuyên gia khoa Mắt khẳng định.

Bác sĩ cho biết, thực tế là việc sử dụng các loại kính thường thì sẽ tốt hơn cho đôi mắt của bạn. Nhưng tâm lý của các bạn gái lại có vẻ thích kính áp tròng hơn, vì khi đeo tạo cho đôi mắt vẻ long lanh, to đẹp hơn.

"Tuy nhiên nếu bạn không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng kính áp tròng thì tốt nhất không nên sử dụng. Kính áp tròng có thể gây nhiễm trùng mắt, khiến bạn bị mờ mắt. Để lâu hơn, bạn có thể bị nấm mắt, thậm chí là mù hẳn", BS Quế nói.

Đừng lạm dụng kính áp tròng nữa nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh đáng sợ mà ca sĩ Hương Tràm đang phải gánh chịu - Ảnh 5.

Hình ảnh ổ vi trùng trong mắt do đeo kính áp tròng sai cách.

Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều các loại kính áp tròng từ chất lượng tốt đến trung bình đến kém. Làm thế nào để sử dụng loại phù hợp, đảm bảo sức khỏe đôi mắt? Lời khuyên cho bạn là nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa mắt, hoặc tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa mắt, bệnh viện chuyên chữa trị bệnh ở mắt. Sau khi được khám xét về tình trạng sức khỏe đôi mắt, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.

Lưu ý thêm khi sử dụng kính áp tròng

- Không để kính áp tròng trong mắt rồi ngủ qua đêm, không nên để quá một ngày sử dụng kính.

- Kính áp tròng có khả năng hấp thụ tia UV như được quảng cáo thực sự không làm tốt vai trò của mình. Đeo kính áp tròng, bạn vẫn cần đeo thêm kính chống nắng, kính mát khi đi ngoài trời nắng. Tiếp xúc lâu với tia cực tím dễ khiến mắt bị đục thủy tinh thể.

- Vứt bỏ kính áp tròng sau 3 tháng sử dụng.

- Không sử dụng kính bị thủng, hoặc kính đã từng được dùng bởi người khác dù bạn đã vệ sinh lại sạch sẽ.

aFamily

kính áp tròng, lạm dụng kính áp tròng, Ca sĩ Hương Tràm, viêm giác mạc sâu


      © 2021 FAP
        1,123,585       123