Nhiều chất hóa học chứa trong thuốc nhuộm tóc đã được chứng minh là nguy hiểm. Một số hóa chất có thể gây phản ứng dị ứng và thậm chí cả các vấn đề thần kinh.
Ngày nay, có bao nhiêu phụ nữ không nhuộm tóc? Có lẽ là rất ít. Trên thực tế, khoảng 75% phụ nữ đã từng nhuộm tóc. Sử dụng thuốc nhuộm làm thay đổi màu tóc đã trở nên quá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, nhất là với những người nổi tiếng, những người ưa chuộng làm đẹp hoặc thích chạy theo xu hướng.
Trên thực tế, khoảng 75% phụ nữ đã từng nhuộm tóc.
Ở một khía cạnh khác của cuộc sống, chúng ta quan tâm đến cuộc sống lành mạnh bằng cách ăn thức ăn lành mạnh, hít thở không khí trong lành, uống nước sạch... Nhưng liệu chúng ta đã thực sự quan tâm đúng mức đến những gì mình "bôi" lên đầu?
3 loại thuốc nhuộm tóc phổ biến
Theo lý giải của trang chuyên về tóc Surviving-Hairloss.com, sản phẩm nhuộm tóc có 3 loại chính:
Loại thứ nhất là thuốc nhuộm tóc tạm thời giống như sơn bề mặt. Chúng không xuyên qua trục tóc và dễ dàng rửa sạch.
Loại thứ 2 là thuốc nhuộm bán vĩnh cửu chứa các phân tử nhỏ hơn xâm nhập vào trục tóc.
Loại thứ 3 là thuốc nhuộm vĩnh cửu sử dụng các sản phẩm khắc nghiệt nhất, phá vỡ màu sắc ban đầu của tóc và thay thế hẳn chúng.
Theo lý giải của trang chuyên về tóc Surviving-Hairloss.com, sản phẩm nhuộm tóc có 3 loại chính
Các hóa chất nguy hiểm tiềm ẩn trong sản phẩm nhuộm tóc
Theo Tiến sĩ Will Cole, chuyên gia về y học chuyên sâu, một số hóa chất được sử dụng trong thuốc nhuộm có liên quan đến nhiều dạng ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác. Điều đáng buồn là, không nhiều người biết về điều này. Bước đầu tiên để hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại là tìm hiểu những gì trong các sản phẩm bạn sử dụng thường xuyên. Một số hóa chất thường có trong thuốc nhuộm tóc bao gồm:
- Formaldehyde: Chất bảo quản thông thường này được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc và có liên quan đến ung thư và tổn thương thai nhi trong bụng mẹ.
- p-Phenylenediamine: Chất này còn gọi là PPD. Đây là hóa chất được sử dụng phổ biến nhất và một loại có nguy cơ sức khỏe cao nhất. Nó đã được liên kết với các vấn đề về phổi và thận và ung thư bàng quang.
- Amoniac: Hóa chất này có thể được kết hợp với hydrogen peroxide để tạo ra thuốc tẩy. Khi hít phải, nó có thể gây ra các vấn đề hô hấp và hen.
- Than đá: Đây là chất gây ra ung thư tiềm ẩn trong rất nhiều loại thuốc nhuộm tóc.
- Resorcinol: Hóa chất này rất phổ biến trong các loại thuốc nhuộm tóc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể làm ảnh hưởng đến hormone và gây tổn thương cho sức khỏe của bạn.
- Eugenol: Chất tạo mùi này bị coi là độc hại và có thể có liên quan đến bệnh ung thư, dị ứng, miễn dịch và hệ thống thần kinh.
Theo Tiến sĩ Will Cole, một số hóa chất được sử dụng trong thuốc nhuộm có liên quan đến nhiều dạng ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác.
"Tôi thường thấy rằng chất độc là một yếu tố chính trong các vấn đề sức khỏe phức tạp mà tôi thấy ở bệnh nhân của tôi. Bất cứ ai ăn các thức ăn lành mạnh và kiểm soát căng thẳng của họ nhưng vẫn phải vật lộn với các vấn đề về sức khỏe thì thực sự nên xem xét khả năng độc tính.
Cho dù bạn tẩy màu tóc hoặc sử dụng thuốc nhuộm tóc thông thường bạn đang để cơ thể mình tiếp xúc với hóa chất độc hại mức độ độc nhất định. Thuốc nhuộm tóc cũng hoạt động nhờ quá trình oxy hóa và có thể bao gồm các chất tẩy trắng để đạt được màu sắc mong muốn. Bạn thường xuyên nhuộm nhiều hơn và lưu giữ nó trên đầu mình lâu hơn thì khả năng tiếp xúc với chất độc càng nhiều hơn", tiến sĩ Will Cole cho biết.
Nhuộm tóc và những rủi ro về ung thư
Mối liên hệ giữa thuốc nhuộm màu tóc và khả năng gây ung thư vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi cho đến nay chưa có kết luận. Nhiều chất hóa học chứa trong thuốc nhuộm tóc đã được chứng minh là nguy hiểm. Một số hóa chất có thể gây phản ứng dị ứng và thậm chí cả các vấn đề thần kinh.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố: "Bằng chứng từ những nghiên cứu này vẫn chưa kết luận được, hầu hết các bằng chứng hiện có không hỗ trợ mối liên hệ với nguy cơ ung thư. Những nghiên cứu cho thấy mối liên kết này quá yếu để được coi là một mối quan ngại đối với sức khỏe cộng đồng".
Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Đại học Nam California năm 2001 đã phát hiện ra tỷ lệ ung thư bàng quang tăng gấp đôi đối với những phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm vĩnh viễn trên tóc, cũng như các nhà tạo mẫu tóc làm việc với thuốc nhuộm.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tin rằng cần phải có những nghiên cứu lớn hơn và lưu ý rằng một số thành phần trong các sản phẩm làm màu tóc chính là thủ phạm đã gây ra ung thư ở động vật thí nghiệm.
Mối liên hệ giữa thuốc nhuộm màu tóc và khả năng gây ung thư vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi cho đến nay chưa có kết luận.
Nhuộm tóc và các rủi ro sức khỏe khác
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các sản phẩm làm tóc có thể gây phản ứng dị ứng dẫn tới da và kích ứng mắt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các kích ứng mắt có thể dẫn đến mù loà. Các sản phẩm này nên được thử nghiệm trên một diện tích nhỏ của da trước khi chúng được trực tiếp bôi lên tóc và da đầu.
Để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với hóa chất khi nhuộm tóc, bạn có thể tham khảo các loại thuốc nhuộm từ thảo dược và chọn sản phẩm có uy tín. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý những thao tác khi nhuộm tóc để bảo đảm an toàn cho mình.
Để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với hóa chất khi nhuộm tóc, bạn có thể tham khảo các loại thuốc nhuộm từ thảo dược và chọn sản phẩm có uy tín.
Những lưu ý khi nhuộm tóc giúp bảo vệ sức khỏe
Chỉ cần chú ý 5 điều quan trọng sau là bạn đã giảm bớt nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe của mình mỗi khi nhuộm tóc.
1. Cân nhắc dùng thuốc nhuộm tạm thời thay vì thuốc nhuộm bền màu, bởi chất kích ứng càng ít sẽ giảm thiểu nguy cơ kích ứng da gây ra dị ứng.
2. Trước khi nhuộm tóc, kiểm tra dị ứng bằng cách bôi lên tay hoặc sau tai. Nếu không có dấu hiệu dị ứng, nghĩa là bạn có thể yên tâm nhuộm tóc.
Chú ý, bạn không nên sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc nhuộm khác nhau, bởi nếu xảy ra phản ứng hóa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
3. Nếu bạn muốn nhuộm tóc tại nhà, bạn nên mang găng tay cao su.
4. Sau khi nhuộm tóc, bạn nên nhanh chóng đi gội đầu. Không dùng móng tay cào da đầu, không gội đầu quá mạnh, không làm xước da đầu bởi bạn có thể bị trúng độc do thuốc nhuộm.
5. Trong thời gian 1 năm, nếu tóc nhanh phai màu, bạn có thể nhuộm tóc nhiều nhất là 2 ~ 3 lần. Nếu tóc lâu phai màu, mỗi năm nhuộm 1 lần là đủ rồi.
Nếu bạn mắc các bệnh về máu, nổi mề đay, hen suyễn, dị ứng, sử dụng kháng sinh, da đầu bị thương, đối tượng là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hoặc là trẻ em thì tốt nhất không nên nhuộm tóc.
Những lưu ý khi nhuộm tóc
Tiến sĩ Will Cole, chuyên gia về y học chuyên sâu, tốt nghiệp Đại học Y khoa Nam California với tư cách là một bác sĩ về chỉnh hình. Chương trình đào tạo sau đại học mở rộng của ông là về y học chức năng và dinh dưỡng lâm sàng. Tiến sĩ Cole tư vấn mọi người trên khắp thế giới thông qua webcam và tại địa phương tại Pittsburgh. Ông chuyên về điều trị lâm sàng và điều chỉnh các chương trình sức khỏe cho các vấn đề về tuyến giáp, các bệnh tự miễn, rối loạn chức năng hormone, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề về não.
thuốc nhuộm tóc, nguy hiểm khi dùng thuốc nhuộm tóc, hóa chất độc hại, lưu ý khi nhuộm tóc