Sức khỏe

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ hạt tiêu đen sẽ điều trị dứt điểm những căn bệnh đáng sợ khi trời rét đậm

Hạt tiêu đen không đơn giản là một gia vị mà còn là một vị thuốc trong Đông y, đặc biệt được ứng dụng nhiều vào những ngày lạnh giá.

Hạt tiêu đen – Gia vị có sẵn trong bếp nhà bạn được coi là thuốc quý của Đông y

Với hầu hết mọi người, hạt tiêu đen là một trong những loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp. Nhưng ít ai biết đây còn là vị thuốc quý trong Đông y, chế tạo thành nhiều món ăn, bài thuốc chữa bệnh, nhất là vào những ngày rét đậm kéo dài như hiện tại.

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ hạt tiêu đen sẽ điều trị dứt điểm những căn bệnh đáng sợ khi trời rét đậm - Ảnh 1.

Hạt tiêu đen là một trong những loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, hồ tiêu vị cay, tính rất nóng, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và đại tràng, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa đau bụng đột ngột, lạnh tay chân, nôn mửa, thổ tả, suyễn, sát trùng, tiêu độc… Hạt tiêu được dùng chữa cảm hàn, vừa làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài, vừa làm ấm bụng tăng sức ấm nóng bên trong. Về phương diện giảm cân, hạt tiêu đen có vị cay mạnh, đặc trưng, giúp tăng cường tốc độ trao đổi chất nên cực hữu ích với những người muốn giảm cân.

"Hạt tiêu đen được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh nguy hiểm, có nguy cơ phát triển mạnh vào mùa lạnh như hen suyễn, đau họng, sốt định kỳ, bệnh phong thấp, khó tiêu, bên cạnh đó cũng trị được chứng chướng bụng, các bệnh về lá lách, bạch biến, đau lưng, ợ hơi, liệt…", lương y Bùi Hồng Minh nói.

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ hạt tiêu đen sẽ điều trị dứt điểm những căn bệnh đáng sợ khi trời rét đậm - Ảnh 2.

Hạt tiêu đen được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh nguy hiểm, có nguy cơ phát triển mạnh vào mùa lạnh.

Hạt tiêu đen có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn, điều trị bệnh cúm và đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả. Khi cơ thể chúng ta hấp thụ hạt tiêu, nó sẽ tạo ra nhiệt, giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông. Bạn chỉ cần rắc một lượng hạt tiêu vừa đủ lên món ăn nóng và thưởng thức, vậy là chúng ta đã có một siêu thực phẩm giữ nhiệt khi trời rét đậm.

Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam) cho biết thêm, dùng hạt tiêu đen để chữa cảm hàn, vừa làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài, vừa làm ấm bụng tăng sức ấm nóng bên trong. Đây là thực phẩm giữ nhiệt mùa lạnh mà bạn cần thêm vào đầu danh sách.

Bạn có thể thêm hạt tiêu vào những món ăn nóng, món canh, hoặc cho vào món thịt hầm, canh xương rau củ hầm để sưởi ấm cơ thể từ bên trong. Hạt tiêu cũng giúp tăng cường trao đổi chất nên việc bổ sung những món ăn có hạt tiêu sẽ giúp bạn vừa ngon miệng hơn, ấm áp hơn đồng thời giúp giảm cân vào ngày lạnh hiệu quả.

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ hạt tiêu đen sẽ điều trị dứt điểm những căn bệnh đáng sợ khi trời rét đậm - Ảnh 3.

Trộn hạt tiêu đen với sữa nóng thêm chút nghệ sẽ tạo nên thức uống hoàn hảo vào ngày lạnh giá.

Những món ăn, bài thuốc chữa bệnh thường gặp của hạt tiêu đen vào mùa đông, nhất là những ngày rét đậm

Thời tiết rét đậm rét hại sẽ còn kéo dài đến hết tuần, do đó, theo các chuyên gia, hãy trang bị ngay hạt tiêu đen - gia vị nhỏ bé nhưng có võ này vào các món ăn để tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng vào những ngày rét đậm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hạt tiêu đen để chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh thường gặp vào ngày rét đậm sau:

- Trị bệnh cảm lạnh: Cho một chút bột hạt tiêu đen vào cốc sữa nóng, cho thêm một chút bột nghệ, sau đó khuấy đều. Uống loại nước này mỗi ngày vào những ngày rét đậm như bây giờ sẽ giúp giữ ấm cơ thể, trị được bệnh cảm lạnh và chống lại các bệnh truyền nhiễm vô cùng hiệu quả.

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ hạt tiêu đen sẽ điều trị dứt điểm những căn bệnh đáng sợ khi trời rét đậm - Ảnh 4.

Nếu nói tới gia vị giúp sưởi ấm cơ thể, đồng thời giúp giảm cân, tăng cường trao đổi chất vào mùa lạnh, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua hạt tiêu đen.

- Long đờm: Đờm tích tụ trong cuống họng, gây cảm giác khó chịu là điều khó tránh vào những ngày rét đậm rét hại. Bạn hoàn toàn có thể làm long đờm cực nhanh chóng bằng cách: Trộn chút bột tiêu đen vào nước nóng và nhâm nhi như uống trà cho đến hết.

- Trị cước do lạnh: 10% hạt tiêu đem ngâm vào 90% nước. Sau 1 tuần, bạn gạn lấy nước vào bôi vào khu vực bị cước do lạnh.

- Đau nhức xương khớp: Sử dụng rượu ngâm hạt tiêu đen, hồi, phèn chua, sau đó lấy hỗn hợp xoa bóp tại những vị trí xương bị đau nhức sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.

- Bị lạnh bụng gây nôn mửa: Sử dụng 30g hạt tiêu đen ngâm trong 1 lít rượu. Sau đó lấy ra sử dụng, mỗi lần sử dụng 1-2 ly con, tương đương 5-6 thìa cà phê.

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ hạt tiêu đen sẽ điều trị dứt điểm những căn bệnh đáng sợ khi trời rét đậm - Ảnh 5.

Bạn có thể thêm hạt tiêu vào những món ăn nóng, món canh, hoặc cho vào món thịt hầm, canh xương rau củ hầm để sưởi ấm cơ thể từ bên trong.

- Trị thương hàn, ho ngược lên, khí lạnh nhiễm vào dạ dày: Hạt tiêu 30 hạt đập dập, xạ hương 2g, rượu 200ml Đem sắc trong nồi đất còn 100ml và đem uống nóng.

- Sốt: Bỏ một vài hạt tiêu đen và một thìa đường vào bát, cho thêm nước, trộn đều và uống sẽ giúp loại bỏ sốt.

- Giảm cân: Nếu nói tới gia vị giúp sưởi ấm cơ thể, đồng thời giúp giảm cân, tăng cường trao đổi chất vào mùa lạnh, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua hạt tiêu đen. Bạn có thể thêm bột tiêu đen vào các món ăn nóng hàng ngày như ăn canh nóng, ăn súp nóng hoặc sử dụng vào những món thịt, cá kho, rang cũng như nhiều đồ uống nóng để vừa giảm cân vừa tăng cường miễn dịch.

Lưu ý: Các chuyên gia cùng khẳng định mặc dù hạt tiêu đen rất tốt nhưng chỉ nên ăn vừa phải vì dùng nhiều sẽ phát mụn nhọt, gây trĩ, tích độc cho ngũ tạng và đặc biệt là làm mờ mắt. Những người âm suy có hỏa nhiệt không dùng. Nếu có phản ứng không tốt do ăn nhiều thì nấu đậu xanh ăn để giải độc. Nếu bạn muốn sử dụng hạt tiêu đen như vị thuốc không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày để chăm sóc sức khỏe thì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

aFamily

hạt tiêu đen, sưởi ấm cơ thể, chữa bệnh mùa đông, rét đậm


      © 2021 FAP
        1,126,127       242