Hoãn báo thức có thể gây nên những vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Theo W. Chris Winter, chuyên gia y khoa kiêm tác giả của cuốn The Sleep Solution: Why Your Sleep Is Broken and How to Fix It, hoãn báo thức một đến hai lần vào buổi sáng để ngủ thêm không là vấn đề quan trọng.
Nếu thói quen này tiếp diễn thường xuyên, chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Tuy nhiên, nếu thói quen này tiếp diễn thường xuyên, chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Dù bạn hay phải thức đêm, hoãn báo thức để ngủ thêm là lựa chọn không khôn ngoan. Dưới đây là một số tác động tiêu cực của hành động này đối với cơ thể:
Gia tăng hormone
Khi bắt đầu thức dậy, cơ thể sẽ tự động hạ thấp hormone ngủ melatonin và tăng cường hormone cortisol. Đồng thời, hiện tượng này cũng đẩy mạnh quá trình sản sinh các hormone khác trong cơ thể như serotonin, dopamine và adrenaline. Theo Betty Diamond, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein trực thuộc Trường Y Zucker ở Manhasset, New York, những hormone này góp phần thúc đẩy sự tỉnh táo của bạn vào buổi sáng.
Khi hoãn báo thức 10-11 lần, bộ não sẽ không thể nhận biết lúc nào nên làm ra những thay đổi này. Nếu gặp phải hiện tượng này, cơ thể sẽ không giải phóng các hormone như bình thường. Từ đó, bạn không còn cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng sau một giấc ngủ dài.
Khi bắt đầu thức dậy, cơ thể sẽ tự động hạ thấp hormone ngủ melatonin và tăng cường hormone cortisol.
Hiện tượng Sleep drunk
Hiện tượng sleep drunk sẽ làm bạn mất tỉnh táo, tập trung, ảnh hưởng tới khả năng nhận thức trong một thời gian nhất định. Hơn nữa, thường xuyên có những giấc ngủ ngắn cũng sẽ gây tác động xấu tới chất lượng ngủ, gia tăng nguy cơ mất tỉnh táo khi ngủ dậy.
Gordon Baltuch, chuyên gia y khoa, giáo sư tại Đại học Pennsylvania kiêm phó giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Montefiore tại Bronx, New York đã chỉ ra, bạn sẽ gặp khó khăn khi quyết định một vấn đề, đưa ra lựa chọn đúng đắn và nhận thấy mọi thứ đều mơ hồ như đang say rượu.
Tăng nguy cơ táo bón
Giấc ngủ và đường tiêu hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Rusha Modi, ThS, bác sĩ chuyên khoa dạ dày-ruột kiêm trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Keck ở California cho biết, chúng đều phụ thuộc vào đồng hồ sinh học của cơ thể. Thức dậy tạo nên những cơn co thắt ở nhu động ruột, làm thực phẩm chuyển động trong đường ruột, hệ tiêu hóa. Đây là nguyên nhân làm bạn thường muốn đi tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.
Tuy nhiên nếu hoãn báo thức, cơ thể sẽ không tạo nên đủ nhu động ruột cần thiết. Hiện tượng này sẽ gây đầy bụng và tiềm ẩn nguy cơ táo bón.
Nếu hoãn báo thức, cơ thể sẽ không tạo nên đủ sự nhu động cần thiết.
Tăng cảm giác đói bụng
Đói thường là hiện tượng bạn có thể dễ dàng nhận thấy mỗi khi thức dậy vào buổi sáng. Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ) cho hay, giống như các hormone khác, hormone kiểm soát sự thèm ăn ghrelin tăng lên mỗi khi cơ thể thoát khỏi trạng thái ngủ.
Cơ thể hạn chế sản sinh loại hormone này cho đến khi thức dậy. Khi giấc ngủ kết thúc, chúng lại xuất hiện trở lại, gây nên cảm giác đói bụng.
Việc hoãn báo thức sẽ làm rối loạn quá trình sản sinh ghrelin, gây nên cảm giác đói vào lúc nửa đêm hoặc buổi sáng muộn.
Việc hoãn báo thức sẽ làm rối loạn quá trình sản sinh ghrelin, gây nên cảm giác đói vào lúc nửa đêm hoặc buổi sáng muộn.
Đứng không vững
Jerald Simmons, bác sĩ kiêm nhà tư vấn về giấc ngủ tại Tổ chức y tế Comprehensive Sleep ở Houston cho biết, việc hoãn báo thức có thể ảnh hưởng khả năng đi lại của chúng ta. Tình trạng đứng không vững xảy ra do cơ thể chưa xác định được nên ngủ tiếp hay bắt đầu tiết các hormone làm tỉnh táo.
Đứng không vững cũng có thể là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn giấc ngủ. Chúng gây nên nhiều triệu chứng từ mất ngủ cho đến tắc nghẽn đường thở khi ngủ. Khi gặp phải hiện tượng này, cơ họng bị trùng xuống hoặc lưỡi cản cuống họng sẽ gây cản trở không khí, tạo nên những tiếng ngáy vào ban đêm.
(Nguồn: Pre)
hoãn báo thức, hậu quả khi tắt chuông báo thức, đồng hồ sinh học, rối loạn giấc ngủ