Sức khỏe

Giới trẻ đang ngày càng già trước tuổi chỉ vì một thói quen hầu như ai cũng mắc phải

Không muốn già trước cả chục tuổi thì nên chữa ngay thói quen xấu này mỗi ngày bạn nhé.

Các nghiên cứu của Mỹ đã kết luận rằng, thiếu ngủ có thể làm tăng gấp đôi tốc độ lão hóa da bao gồm cả việc xuất hiện các nếp nhăn, đồng thời còn làm giảm khả năng phục hồi của da dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Cụ thể, nghiên cứu này đã khảo sát trên 60 phụ nữ bằng cách kiểm tra chất lượng của da sau khi tiếp xúc tia cực tím. Kết quả cho thấy, những phụ nữ ngủ không đủ có chất lượng da kém hơn. Ngoài ra, những người ngủ không đủ 7 - 8 giờ mỗi đêm còn có dấu hiệu lão hóa da rõ rệt ở mức 4,4 điểm, tăng gấp đôi so với người ngủ đủ chỉ có 2,2 điểm.

Và sau đây là các tác động tiêu cực mà da bạn sẽ nhận được do thiếu ngủ gây ra:

Tế bào da không được phục hồi hoàn toàn

Joshua Zeichner, bác sĩ da liễu tại Mt - Trung tâm Y tế Sinai (New York) cho biết: "Nếu bạn không ngủ thì da của bạn sẽ không thể tự hồi phục những tổn thương nên tất nhiên tốc độ lão hóa cũng bị đẩy nhanh hơn". Để giải thích điều này, bạn có thể hình dung rằng thời gian ngủ vào ban đêm là lúc da được tái tạo và phục hồi, do đó, nếu thời gian này bị rút ngắn thì hiệu quả làm mới da bị giảm sút nên da xấu đi và nhanh lão hóa hơn.

Giới trẻ đang ngày càng già trước tuổi chỉ vì một thói quen hầu như ai cũng mắc phải - Ảnh 1.

Mụn bùng phát dữ dội

Vào ban đêm, hàm lượng hormone gây căng thẳng cortisol sẽ tự động giảm. Tuy nhiên, nếu bạn thức quá khuya và ngủ không đủ giấc thì hormone này lại tăng đột biến. Từ đó, tuyến dầu dưới da sẽ bị kích thích nhiều hơn và gây mụn dễ dàng. Đó là lý do vì sao nhiều khi chỉ ngủ muộn một vài đêm mà các nốt mụn đã bùng phát trên mặt dữ dội.

Lỗ chân lông lớn hơn, nguy cơ nhiễm trùng da tăng

Một tác dụng phụ khác của việc sản xuất dầu tăng do thiếu ngủ là các lỗ chân lông bị bịt kín và giãn nở to hơn. Điều này không chỉ khiến da mặt bạn thiếu độ láng mịn mà còn làm bụi bẩn dễ bám sâu vào da và gây mụn thêm.

Ngoài ra, tiến sĩ Zeichner còn cho biết: "Tình trạng thiếu ngủ đã và đang ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, làm giảm các tế bào bạch cầu trong cơ thể", từ đó việc thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Giới trẻ đang ngày càng già trước tuổi chỉ vì một thói quen hầu như ai cũng mắc phải - Ảnh 2.

Nguy cơ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời tăng lên

Tiến sĩ Zeichner cho biết rằng, giấc ngủ mỗi đêm có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất các hợp chất chống lão hóa đều đặn. Do đó, nếu bạn thiếu ngủ thì khả năng sản xuất chất ngăn ngừa lão hóa cũng bị hạn chế, từ đó làn da sẽ không được bảo vệ tối ưu trước nhiều tác hại từ bên ngoài như môi trường ô nhiễm, tia nắng mặt trời... Do đó, chỉ sau một thời gian ngắn thiếu ngủ mỗi đêm là làn da của bạn sẽ xuống cấp rất nhanh chóng đến mức không thể ngờ.

Giới trẻ đang ngày càng già trước tuổi chỉ vì một thói quen hầu như ai cũng mắc phải - Ảnh 3.

Bọng mắt, quầng thâm mắt nghiêm trọng

Hệ thống bạch huyết có nhiệm vụ xử lý chất thải và giúp lọc chất lỏng dư thừa cùng các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Và theo Tiến sĩ Zeichner, việc thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây cản trở chức năng của hệ bạch huyết trong cơ thể. Từ đó, chất lỏng lẫn chất độc hại không được loại thải hiệu quả nên tích tụ dưới mắt và gây ra bọng mắt, quầng thâm dễ dàng.

Giới trẻ đang ngày càng già trước tuổi chỉ vì một thói quen hầu như ai cũng mắc phải - Ảnh 4.

Da xỉn màu

Thiếu ngủ sẽ gây cản trở quá trình tuần hoàn máu, đồng thời cũng cản trở quá trình phục hồi da hiệu quả vào ban đêm. Điều này có thể gây trở ngại cho hoạt động của tế bào da, dẫn đến sự tích tụ các tế bào trên bề mặt da và và khiến da không còn tươi sáng, thậm chí nhiều trường hợp còn xỉn màu, sần sùi và thô ráp. Để loại bỏ điều này thì bạn có thể sử dụng các liệu pháp tẩy da chết đều đặn, tuy nhiên ngủ đủ giấc 7 – 8 giờ mỗi đêm vẫn là giải pháp giúp bảo vệ da sáng màu và mịn màng tự nhiên.

Giới trẻ đang ngày càng già trước tuổi chỉ vì một thói quen hầu như ai cũng mắc phải - Ảnh 5.

Nguồn: Dailymail

aFamily

già, giới trẻ, sức khỏe, thói quen, nguy hiểm


      © 2021 FAP
        1,133,454       96