Theo kết quả nghiên cứu, nhóm người này nếu ăn quá 20% thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư lên 4 lần. Ngược lại, người trên 65 tuổi lại nên ăn đủ thịt.
Nhóm người tuổi trung niên nếu ăn quá nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cao hơn 4 lần
Theo Tạp chí Sức khoẻ (TQ), những người "không ăn thịt không chịu được" cần phải cẩn thận trước thông tin này. Nếu bước vào tuổi trung niên trở đi, không hạn chế thịt hoặc ăn uống chừng mực, tỉ lệ mắc bệnh ung thư sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, những người trên 65 tuổi, nếu duy trì chế độ ăn uống giàu đạm, lại giúp cho cơ thể phòng chống lại được sự tấn công của bệnh tật.
Một nghiên cứu mới tại Mỹ đã tiến hành phân tích dữ liệu khoảng 6800 người ở độ tuổi trung niên trở lên. Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người khoảng 50 tuổi, nếu tiêu thụ hàng ngày tới 20% các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt hoặc các chế phẩm từ sữa trên tổng lượng calo, thì nguy cơ bị ung thư và tiểu đường sẽ cao gấp 4 lần so với người bình thường.
Trong vòng 18 năm tới, nhóm ăn thịt quá 20% khẩu phần ăn hàng ngày như đã nêu, bất kể mắc phải căn bệnh nào thì tỷ lệ tử vong sẽ cao gấp đôi so với những người duy trì chế độ ăn ít protein.
Giáo sư Valter Longo, chuyên khoa lão khoa ở Trường Southern California, Davis, (Mỹ) đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Ăn quá nhiều protein động vật ở tuổi trung niên cũng có hệ quả xấu như hút thuốc".
Tuy nhiên, nếu người trung niên lựa chọn thực phẩm chất đạm chủ yếu lấy protein từ thực vật (như các loại đậu), thì nguy cơ tử vong nói trên không liên quan.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ở độ tuổi trên 65 thì ngược lại, họ có thể tiêu thụ nhiều protein động vật hơn. Nếu so với những người ít ăn thịt hoặc các sản phẩm sữa, nhóm người ăn đủ chất đạm khi mắc ung thư, có tỉ lệ tử vong thấp hơn 60%.
Hơn nữa trong tương lai, nếu mắc bất kỳ loại bệnh nào, thì nguy cơ tử vong cũng sẽ giảm hơn só với nhóm người ít ăn thịt.
Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, khi bước vào tuổi trung niên (ngưỡng 50 tuổi), mọi người nên hạn chế ăn thịt và chất đạm động vật, không vượt quá mức nêu ở trên.
Ngược lại, khi bước sang tuổi lão niên (ngưỡng 65 tuổi trở lên) lại nên ăn đủ lượng thịt và đạm động vật để tăng sức đề kháng, duy trì thể lực.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Cell Metabolism.
*Theo Commonhealth
Tuổi trung niên, ăn quá nhiều, nguy cơ ung thư