Một cô gái 12 tuổi đã chết vì chứng suy nhược cơ quan nội tạng sau khi bác sĩ nhầm lẫn các triệu chứng và cho rằng cô chị bị bệnh cúm thông thường.
Bị bệnh có triệu chứng không khác gì bệnh cúm, cô bé 12 tuổi qua đời vì nhầm lẫn của bác sĩ
Thời gian này đang là mùa cúm, thế nên các bác sĩ cho rằng các triệu chứng mà Alyssa Alcaraz gặp phải chỉ là do bệnh cúm như hàng ngàn người khác đang mắc phải. Sau những chẩn đoán ban đầu, cô bé Alyssa đã nghỉ học vài ngày để ở nhà dưỡng bệnh nhưng các triệu chứng giống như cúm của cô không thuyên giảm, thậm chí còn bao gồm cả nôn.
Cho đến khi cô qua đời vào ngày 17 tháng 12, các bác sĩ mới phát hiện ra cô bé đã bị sốc nhiễm trùng do nhiễm khuẩn Strep (Streptococci) hủy hoại các cơ quan nội tạng của cô.
Alyssa đã chết vì chứng suy nhược cơ quan nội tạng sau khi bác sĩ nhầm lẫn các triệu chứng và cho rằng cô chị bị bệnh cúm thông thường.
Em gái của Alyssa, Mariah Alcaraz, nói với KFSN: "Tôi nhớ rằng chị ấy đi học về và như kiệt sức, tôi đã nghĩ rằng có thể chị ấy bị ngộ độc thực phẩm và sẽ ổn thôi".
Sau khi được đưa đi cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán Alyssa bị cúm. Cô được cho về nhà điều trị. Nhưng sau đó, tình trạng nghiêm trọng hơn, mẹ Alyssa lại đưa cô vào cấp cứu. Lúc này bác sĩ nhận ra mức oxy của Alyssa thấp ở mức nguy hiểm.
Ngay lập tức, cô được đưa tới Trung tâm Y tế Kaweah Delta ở Visalia, California, nhưng trong vòng vài giờ, các cơ quan trong cơ thể của Alyssa bắt đầu dừng lại và theo gia đình, cô bé đã bị hôn mê tới 6 lần.
Giấy chứng tử của cô cho thấy cô đã bị ngưng tim và sốc nhiễm trùng do vi khuẩn Strep làm nhiễm trùng máu.
Tuy nhiên, điều đáng nói là một số triệu chứng mà cô bé gặp phải lại trùng khớp với bệnh cúm.
Trong khi nhiễm khuẩn huyết do Strep gây ra các triệu chứng tương tự như sốt, đau cơ thể, mệt mỏi và ăn không ngon, bạn sẽ không gặp các triệu chứng cảm lạnh thông thường như tắc nghẽn mũi và ho.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vết loét hoặc vết rạn da nếu không được điều trị bằng thuốc thích hợp, đó có thể là những gì đã xảy ra với Alyssa.
Alyssa bị nhiễm trùng Streptococcus nhóm A. Vi khuẩn này thường được tìm thấy trên bề mặt da và bên trong cổ họng, dẫn đến viêm họng thông thường.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, vi khuẩn strep A có thể xuyên sâu vào bên trong các mô và cơ quan của cơ thể, trở thành bệnh nhiễm trùng xâm lấn.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vết loét hoặc vết rạn da nếu không được điều trị bằng thuốc thích hợp, đó có thể là những gì đã xảy ra với Alyssa.
Khi điều trị bằng kháng sinh thích hợp, tình trạng nhiễm trùng có thể giảm đi sau 24 giờ.
Strep có thể lây lan bằng cách tiếp xúc với ho hoặc hắt hơi từ những người bị nhiễm bệnh.
Chớ coi thường nhiễm trùng strep A
Có nhiều loại vi khuẩn Streptococci khác nhau và mức độ nhiễm trùng cũng khác nhau, từ viêm họng nhẹ đến các bệnh nặng hơn như nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng các cơ quan, dẫn đến nguy cơ tử vong. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên cầu khuẩn này có thể được điều trị bằng kháng sinh.
Hầu hết các nhiễm khuẩn gây ra bởi strep A đều khó chịu nhưng không gây đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhiễm trùng nhóm A (strep A) thường được tìm thấy trên bề mặt da và trong cổ họng. Chúng là nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng ở người lớn và trẻ em. Chúng có thể lây lan trong các giọt nước bọt nhỏ khi người bị nhiễm trùng ho hoặc hắt hơi hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh hay đồ vật nhiễm bẩn.
Hầu hết các nhiễm khuẩn gây ra bởi strep A đều khó chịu nhưng không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có triệu chứng liên tục hoặc nhiễm trùng strep A nghiêm trọng như:
- Viêm họng và viêm amiđan: Có thể gây đau họng, sưng và khó chịu khi nuốt.
- Lở loét: Nhiễm trùng da có thể gây ra vết loét, vẩy phát triển trên da.
- Viêm tế bào: Nhiễm trùng ở các lớp sâu hơn của da, có thể gây ra các vùng bị ảnh hưởng nhanh chóng trở nên đỏ, đau, sưng lên và nóng.
- Nhiễm trùng tai giữa: Thường gây đau tai, sốt cao (sốt) và mất thính giác tạm thời.
- Viêm xoang: Nhiễm trùng ở xoang mũi phía sau trán và xương má, gây ra một mũi bị tắc nghẽn hoặc đau nhói trên khuôn mặt.
- Sốt phát ban: Bệnh nhiễm trùng gây ra phát ban da hồng - đỏ lan rộng, cảm thấy như giấy nhám khi chạm vào.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn strep A có thể xâm nhập sâu bên trong các mô và cơ quan của cơ thể, trở thành nhiễm trùng xâm lấn. Tình trạng hiếm gặp này thường ảnh hưởng đến một số nhóm người nhất định như trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị tiểu đường và những người có hệ miễn dịch yếu (như người điều trị HIV hoặc ung thư).
Trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn strep A có thể xâm nhập sâu bên trong các mô và cơ quan của cơ thể, trở thành nhiễm trùng xâm lấn.
Ví dụ về các bệnh nhiễm trùng xâm lấn bao gồm:
- Viêm phổi: Nhiễm trùng phổi gây ho dai dẳng, khó thở và đau ngực.
- Nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm trùng máu gây sốt, nhịp tim nhanh và thở nhanh.
- Viêm màng não: Nhiễm trùng bên ngoài lớp bảo vệ của não gây ra đau đầu nặng, nôn mửa, cổ cứng, nhạy cảm với ánh sáng và nổi ban đỏ phát ban
- Hội chứng sốc chất độc: Là khi vi khuẩn giải phóng độc tố vào máu, có thể gây ra sốt cao đột ngột, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, ngất xỉu, chóng mặt và lẫn lộn.
- Viêm tụy hoại tử: Nhiễm trùng ở lớp sâu hơn của da, chất béo và lớp vỏ bọc (mô màng), có thể gây đau, sưng và đỏ của vùng bị ảnh hưởng, có thể lây lan rất nhanh.
Bạn nên đi khám ngay nếu nghĩ rằng mình có thể bị nhiễm trùng Strep A xâm lấn, vì bạn sẽ cần phải được điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.
Nguồn: DailyMail/NHS
nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng máu