Sức khỏe

Vô vàn lợi ích từ loại rau này được chuyên gia Đông y nhấn mạnh và khuyên đừng bỏ qua vào mùa đông này

Rau cải xoong giàu dinh dưỡng lại giúp giảm cân, thu nhỏ vòng eo, là loại rau cực tốt với chị em phụ nữ nói riêng.

Cải xoong – Một trong những loại rau cải giàu dinh dưỡng mà chúng ta cần bổ sung vào chế độ ăn

Vào những ngày mùa đông lạnh lẽo, rau cải là loại rau lên ngôi vì có thể chế biến thành nhiều món ăn với các dạng xào nấu khác nhau, vừa thơm ngon vừa đáp ứng cao về giá trị dinh dưỡng. Trong những loại rau cải ăn nhiều vào mùa đông, cải xoong là một trong những loại rau mà chúng ta không thể bỏ qua.

Vô vàn lợi ích từ rau cải xoong được chuyên gia Đông y nhấn mạnh đừng bỏ qua vào mùa đông này - Ảnh 1.

Cải xoong là một trong những loại rau mà chúng ta không thể bỏ qua.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), cải xoong có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á. Ở nước ta, cải xoong được sử dụng rộng rãi để làm rau ăn vì có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe, đồng thời đây còn là vị thuốc chữa bệnh được ưa chuộng trong Đông y.

"Trong Đông y, cải xoong có tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giải độc, giúp tiêu hóa cực tốt được sử dụng để chữa bí tiểu, lao phổi, viêm phế quản lâu năm, tiểu đường, sỏi thận, sỏi mật, phòng bệnh bướu cổ, điều trị tàn nhang…", lương y Bùi Hồng Minh nói.

Vô vàn lợi ích từ rau cải xoong được chuyên gia Đông y nhấn mạnh đừng bỏ qua vào mùa đông này - Ảnh 2.

Trong Đông y, cải xoong có tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giải độc, giúp tiêu hóa cực tốt được sử dụng để chữa bí tiểu, lao phổi, viêm phế quản lâu năm...

Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy rau cải xoong có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời có khả năng chữa bệnh. Thông tin đăng tải trên Medicalnewstoday cho biết, Hippocrates - cha đẻ của Y học phương Tây sử dụng cải xoong để điều trị cho bệnh nhân của mình. Sử dụng cải xoong để chữa bệnh được phổ biến rộng rãi từ thế kỷ 19 và bánh làm từ cải xoong là một trong những loại bánh không thể thiếu cho người lao động ở Anh.

Khi có thêm nhiều loại rau salad được trồng trong vòng 100 năm sau, cải xoong trở thành loại rau dành cho người nghèo, ngày càng xuất hiện ít hơn trên bàn ăn. Mặc dù vậy với chỉ số mật độ tổng hợp chất dinh dưỡng cao, rau cải xoong bắt đầu quay trở lại vị trí vốn có của nó. Không chỉ giàu sắt, có giá trị dinh dưỡng cao, loại rau này còn có lượng calo cực nhỏ nên xứng đáng được sử dụng nhiều hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe và làm nhỏ vòng eo, rau cải xoong chính là lựa chọn tuyệt vời.

Vô vàn lợi ích từ rau cải xoong được chuyên gia Đông y nhấn mạnh đừng bỏ qua vào mùa đông này - Ảnh 3.

Theo Medicalnewstoday, mỗi chén cải xoong chứa hơn 100% lượng vitamin K được khuyến cáo mỗi ngày.

Theo Medicalnewstoday, mỗi chén cải xoong chứa hơn 100% lượng vitamin K được khuyến cáo mỗi ngày. Canxi, magiê và kali trong cải xoong có thể giúp làm giảm huyết áp. Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia của USDA, 2 chén rau cải xoong tươi (khoảng 68 gram) chỉ chứa 7 calo, trong khi đem lại 212% vitamin K, 48% vitamin C, 44% vitamin A, 8% canxi, 8% mangan, 6% kali. Thêm vào đó là 4% vitamin E, thiamin, riboflavin, vitamin B6, magiê và phốt pho.

Bài thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe mùa lạnh từ rau cải xoong

Rau cải xoong giàu dinh dưỡng lại giúp giảm cân, thu nhỏ vòng eo, là loại rau cực tốt với chị em phụ nữ nói riêng. Bạn cũng hoàn toàn có thể chế biến loại rau này thành những bài thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe vào mùa lạnh như sau:

Vô vàn lợi ích từ rau cải xoong được chuyên gia Đông y nhấn mạnh đừng bỏ qua vào mùa đông này - Ảnh 4.

Rau cải xoong giàu dinh dưỡng lại giúp giảm cân, thu nhỏ vòng eo, là loại rau cực tốt với chị em phụ nữ nói riêng.

- Chữa viêm phế quản: Rau cải xoong 200g, tía tô 50g, cho thêm vài lát gừng tươi. Tất cả đem sắc với 3 bát nước trong ấm đất, cô đặc lại còn 1 bát, chia làm 3 lần, uống hết trong ngày.

- Chữa bí tiểu: Cải xoong, hành tây, củ cải trắng đem rửa sạch, thái nhỏ, sấy khô, sau đó đem sắc với 1 lít nước. Đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp, chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rau cải xoong nhúng qua nước sôi, trộn với dầu vừng và dấm ăn, sau đó sử dụng cũng có tác dụng chữa bí tiểu cực tốt.

- Kết hợp chữa bệnh lao phổi: Sử dụng rau cải xoong 200g, một ít vỏ quýt phơi khô đem nấu với nước, uống khi còn ấm sẽ có tác dụng giải độc trong phổi cực tốt.

- Điều trị tiểu đường: Lấy cải xoong, củ cải, cần tây, cải bắp, cà rốt, tía tô, mỗi loại khoảng 10g đem giã nát hoặc ép lấy nước uống một cốc mỗi ngày đều đặn.

Vô vàn lợi ích từ rau cải xoong được chuyên gia Đông y nhấn mạnh đừng bỏ qua vào mùa đông này - Ảnh 5.

Không nên ăn quá 100g rau cải xoong để tránh đau bụng, gây tổn thương thận, cảm giác khó chịu ở bàng quang.

- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Nấu canh cải xoong ăn sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt là vào mùa đông, thời tiết khô hanh, khoang mũi bị khô, đau, ăn canh rau cải xoong sẽ có công dụng chữa bệnh này rất tốt.

- Chữa bệnh ngoài da: Nếu bạn mắc một số căn bệnh ngoài da như Eczema, ghẻ, hắc lào, rụng tóc , bệnh về da đầu, mụn nhọt, lở loét… có thể sử dụng rau cải xoong ăn sống như xà lách, giã lấy nước cốt uống hoặc xoa vào những vùng da cần chữa bệnh.

Mặc dù, cải xoong rất tốt để bồi bổ cũng như điều trị hiệu quả nhiều bệnh nhưng lương y Bùi Hồng Minh lưu ý, cải xoong sinh sôi phát triển rộng ở khu vực có nhiều chất thải động vật nước tù đọng nên rất dễ bị nhiễm sán lá gan, thậm chí nhiễm vắt, đỉa… Nếu ăn phải cải xoong có các ấu trùng nang sán thì cơ thể rất dễ bị nhiễm sán. Do đó, khâu vệ sinh, rửa sạch sẽ rau cải xoong là bước quan trọng hàng đầu để loại rau này phát huy công dụng tốt nhất, tránh mắc bệnh vào người.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá 100g rau cải xoong để tránh đau bụng, gây tổn thương thận, cảm giác khó chịu ở bàng quang. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn vì có thể gây sẩy thai.

aFamily

rau cải xoong, giảm cân, rau giàu sắt, bài thuốc chữa bệnh từ cải xoong, tác dụng của cải xoong


      © 2021 FAP
        1,037,367       1,397