Sức khỏe

Hội chứng giả vờ ốm: Căn bệnh bí ẩn nhưng không có bằng chứng

Một trong những căn bệnh bí ẩn, có thật nhưng không có bằng chứng, gây đau đầu giới khoa học vừa được trang tin Listverse của Mỹ cập nhật, kèm theo những khám phá mới, đó là hội chứng MSBP.

Hội chứng MSBP là gì?

Hội chứng MSBP (Munchausen syndrome by proxy) được đặt theo tên gọi của bác sĩ người Đức thế kỷ 18, Karl Friedrich von Munchhausen, người tìm ra căn bệnh này. Thuật ngữ Munchausen syndrome by proxy lần đầu được sử dụng trong y học hiện đại vào năm 1977 bởi một bác sĩ người Anh Roy Meadow. Vị bác sĩ này phát hiện thấy MSBP là những người giả vờ ốm để được chăm sóc y tế, họ tự làm cho bản thân mắc những triệu chứng kinh khủng bằng cách tự gây thương tích hoặc tự tiêm chất độc vào người để liên tục đến bệnh viện chữa trị. Bệnh nhân MSBP có thể từng bị lạm dụng về thể chất hoặc tình dục khi còn bé, từng sống trong gia đình mà họ phải giả vờ bệnh để được yêu thương. Hiếm hoi, có trường hợp gây ra bởi một thành viên hoặc cha mẹ trong gia đình, chuyên gia y tế như y tá hoặc bác sĩ, người đã gây ra bệnh ở trẻ làm cho chúng phải nhập viện.

Hội chứng MSBP: Căn bệnh bí ẩn nhưng không có bằng chứng - Ảnh 1.

Điều những người mắc hội chứng MSBP mong muốn chính là sự chú ý và chăm sóc của người thân lẫn cộng đồng. Họ thường giả vờ ốm đau, cố tình gây thương tích trên cơ thể, từ nhẹ đến nặng, đến các cơ sở y tế khác nhau để được chăm sóc. Thích gây sự chú ý của dư luận bằng cách tự gây thương tích cho bản thân. Trong hầu hết các trường hợp (85%) mắc bệnh MSBP ở trẻ là do người mẹ gây ra. Bệnh nhân thường được yêu cầu điều trị tâm thần lâu dài, có dấu hiệu đi khám thường xuyên, bỏ ra rất nhiều chi phí cho xét nghiệm, điều trị mặc dù bản thân không hề có bệnh. Chính bản thân người bệnh lại không hiểu tại sao họ lại làm như vậy. Hành động này không đem lại bất cứ lợi ích cá nhân nào, ngoài việc giúp họ có thể đóng giả vai là người bị bệnh.

Cho đến hiện nay nguyên nhân chính xác của hội chứng MSBP vẫn chưa được hiểu hết, các nhà khoa học cho rằng yếu tố về sinh học và tâm lý đóng vai trò quan trọng. Tại Mỹ, Hiệp hội Chống lạm dụng trẻ em (APSAC) coi những người cố ý gây ra thương tích cho con cái là ngược đãi trẻ em, hay còn gọi là hội chứng tâm lý cha mẹ cố ý gây tổn thương cho con cái để được chú ý, chính vì vậy nhóm người này có thể bị buộc tội và kết án tù. 

 Do chứa đựng nhiều bí ẩn nên chẩn đoán MSBP rất khó khăn nhưng có thể dựa vào triệu chứng như: không phù hợp với bệnh đã được chẩn đoán. Cha mẹ hoặc người chăm sóc cảm thấy không yên tâm khi kết quả xét nghiệm không có vấn đề gì song vẫn tiếp tục tin rằng trẻ đang bị bệnh và tìm đến các bác sĩ khác. Cha mẹ hoặc người chăm sóc đòi hỏi con cần được sự can thiệp sâu hơn của y tế và chuyển con sang cơ sở y tế với nhiều trang thiết bị hiện đại hơn.

Những khám phá mới về MSBP

Dưới đây là một số khám phá mới về hội chứng MSBP dựa trên những nghiên cứu khoa học vừa được cập nhật trên tạp chí khoa học Listverse của Mỹ số ra đầu tháng 12/2017.

Hội chứng MSBP: Căn bệnh bí ẩn nhưng không có bằng chứng - Ảnh 2.

Trẻ mắc MSBP phần lớn bị lạm dụng thể chất

- Hội chứng MSBP mang đặc thù “mẹ nào con nấy”: theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, một đứa trẻ sống sót sau lạm dụng hay còn gọi là mắc MSBP thì phụ huynh của chúng cũng mắc MSBP. Lý do để giải thích cho hiện tượng này là do có yếu tố “di truyền”, trẻ dễ nhiễm bệnh từ người mẹ, khi còn nhỏ chúng thường gần gũi với người mẹ bị MSBP, thì khi lớn lên chúng cũng dễ giả vờ để được nuôi dưỡng, chăm sóc. Chính xác hơn là giúp chúng nuôi dưỡng cảm xúc mong được quan tâm hơn, đây là một thói quen bất lợi, ích kỷ và nguy hiểm.

- Trẻ mắc bệnh thường do cha mẹ gây ra: nếu trẻ sinh ra trong gia đình có một phụ huynh mắc bệnh MSBP, thì đứa trẻ dễ “nhiễm bệnh” trước 5 tuổi. Đơn giản, trẻ còn quá nhỏ nên không hiểu được tình trạng giả vờ gây bệnh. Khi lớn hơn thường trở thành nạn nhân của bệnh MSBP, tự nguyện đứng về phía cha mẹ để lừa dối và lâu dần trở nên nhiễm bệnh thực sự. Cũng có trường hợp đứa trẻ giả vờ quá lâu và cuối cùng tin rằng mình mắc bệnh thật, điều này càng gây khó khăn cho việc khám và điều trị.

- MSBP phải mất nhiều năm mới chẩn đoán được: phải nói ngay rằng MSBP rất có thể khó chẩn đoán và phải mất nhiều năm. Điều đáng lo ngại hơn là trẻ bị chính cha mẹ, anh chị em ngược đãi khi mắc bệnh MSBP. Trong một nghiên cứu với 83 trẻ em có cha mẹ mắc MSBP thì có 15 đã chết. Nguyên nhân gây tử vong phổ biến cho những đứa trẻ này là “đột tử” còn những đứa trẻ sống sót thì phần lớn bị lạm dụng thể chất.

Do mất nhiều thời gian mới biết bệnh nên trẻ mắc bệnh MSBP có tỉ lệ bị lạm dụng rất cao. Giới chuyên gia ước tính, thời gian trung bình để chẩn đoán MSBP vào khoảng 4 - 5 năm. Nó có thể bắt đầu từ một lời nói dối của các bậc cha mẹ về một đứa trẻ bị sốt và từ đó phát triển thành một cái gì đó thực sự đáng sợ, đứa trẻ bị người mẹ biến thành công cụ để lừa dối ngành y.

- Y học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây MSBP: mặc dù có rất nhiều giả thuyết, vì sao một bà mẹ đẻ con ra lại làm cho đứa trẻ của mình mắc bệnh hoặc nói dối bác sĩ con mình đang mang bệnh? Một số giả thiết cho rằng, nó xuất phát từ hành vi muốn “rủ lòng thương” từ những người xung quanh để nhận được sự chú ý và hỗ trợ từ bạn bè, gia đình cũng như từ chuyên gia y tế. Một trong những đặc thù của nhóm người mắc bệnh MSBP là nằm lỳ, phù hợp với nhu cầu lẫn tính ích kỷ của người bệnh. Ngoài ra, còn có các khả năng khác như rối loạn chức năng não chưa được xác định. Nhiều chuyên gia trị liệu giả định, lạm dụng ở trẻ em cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh MSBP khi trưởng thành.

Hội chứng MSBP: Căn bệnh bí ẩn nhưng không có bằng chứng - Ảnh 3.

MSBP mang đặc thù "mẹ nào con nấy"

- Trẻ bị MSBP cần được giám sát chặt chẽ: nếu bác sĩ nghi ngờ một bệnh nhân trẻ em đang bị ảnh hưởng bởi cha mẹ mắc MSBP thì phải có phương án can thiệp kịp thời. Cha mẹ mắc hội chứng MSBP thường giả mạo các kết quả xét nghiệm của con cái và nhiều hành vi thiếu trung thực khác. Cách tốt nhất là giám sát bằng video, đây là công cụ giúp bác sĩ có thêm bằng chứng xác thực, đặc biệt là lắp các camera giám sát bí mật. Ví dụ, camera từng ghi lại cảnh cha mẹ cố tình làm ngạt thở, ngộ độc, siết cổ, và thậm chí làm gãy xương con mình. Việc giám sát bằng video đối với một đứa trẻ đôi khi không được cha mẹ cho phép nhưng để cứu đứa trẻ trước nguy cơ bị lạm dụng thì các cơ quan chức năng, và y tế cần phối hợp vào cuộc.

- Nạn nhân không phải luôn luôn là trẻ em: MSBP thường hặp ở trẻ nhỏ do cha mẹ lạm dụng gây ra. Đôi khi, căn bệnh này còn xuất hiện ở người lớn, nhất là nhóm người cao niên. Ví dụ, hai nhà khoa học người Mỹ N.J. Smith and M.H. Ardern mới đây đã phát hiện thấy một người đàn ông 69 tuổi mắc bệnh MSBP được một người bạn gái 55 tuổi đưa vào bệnh viện. Chỉ trong vòng 4 năm, cặp này đã đi khám và điều trị tại 14 cơ sở y tế chuyên khoa khác nhau, được nhiều bác sĩ đa khoa như nha khoa, rối loạn tâm thần, chỉnh hình, da liễu và tiết niệu... thăm khám, nhưng cuối cùng phát hiện thấy mắc bệnh MSBP, chẳng có thuốc nào chữa khỏi. Các bác sĩ từng điều trị cho người đàn ông này cho hay, bệnh nhân này đã “bóc lột” sức lao động của bạn gái, quấy rối bác sĩ và yêu cầu về nhà điều trị, nếu tiếp tục quấy rối sẽ đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc.

(Theo Listverse.com - 12/2017)

aFamily

Hội chứng MSBP, hội chứng giả vờ ốm


      © 2021 FAP
        1,038,839       872