Theo các chuyên gia về hô hấp ở Toronto, có sự khác biệt giữa các kiểu ho mà chúng ta có thể gặp phải, bao gồm ho khan và ho có đờm.
Trong những tháng mùa đông, chúng ta có thể bị ho kéo dài và nhiều chất nhầy trong mũi và vùng hốc mũi. Theo các chuyên gia về hô hấp ở Toronto, có sự khác biệt giữa các kiểu ho mà chúng ta có thể gặp phải.
Kiểu ho nào là phổ biến nhất?
Tiến sĩ Samir Gupta nói với Global News, nhà khoa học về hô hấp và khoa học lâm sàng tại Bệnh viện St. Michael, nói: "Hai loại ho thường gặp nhất là ho khan và ho có đờm. Đờm là chất nhầy được phổi sản xuất ra để đáp ứng lại tình trạng viêm ở hệ hô hấp. Các nguyên nhân phổ biến của loại viêm này là nhiễm trùng, ví dụ như là viêm phổi".
Hai loại ho thường gặp nhất là ho khan và ho có đờm.
Tiến sĩ Gupta cũng nói: "Nhưng nó cũng có thể là một quá trình kinh niên, giống như một chứng nhiễm trùng mạn tính, hoặc một bệnh mãn tính, đặc biệt là viêm phế quản mạn tính, được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - căn bệnh thường gặp ở những người hút thuốc".
Tuy nhiên, những cơn ho khan dù không sản xuất ra đờm nhưng vẫn có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng.
Tại sao chúng ta bị ho kéo dài?
Nếu bạn bị ho kéo dài hơn 6 tuần, nó được gọi là ho mãn tính. Có 3 nguyên nhân phổ biến của ho kéo dài, trong đó nguyên nhân đầu tiên liên quan đến bệnh hen. Tiến sĩ Gupta giải thích: "Mọi người có thể không nhận thức được thực tế là mình bị hen suyễn. Dấu hiệu cảnh báo hen suyễn là khò khè và thở hổn hển. Nguyên nhân phổ biến khác của chứng ho mãn tính là do trào ngược dạ dày thực quan. Đó là khi axit đi lên từ dạ dày, vào ngực và có thể kích thích các kết thúc thần kinh, gây ra ho. Lý do cuối cùng có thể là ho do cảm lạnh. Nếu ho do nguyên nhân này thì thường có nhiều đờm và tắc nghẽn ở mũi và vùng hốc mũi. Ho kéo dài sẽ kéo theo chảy nước mắt".
Có 3 nguyên nhân phổ biến của ho kéo dài, trong đó nguyên nhân đầu tiên liên quan đến bệnh hen.
Theo Harvard Health, đây là những nguyên nhân gây ho mãn tính ở 9/10 bệnh nhân. Nhưng kết hợp với các triệu chứng khác, ho khan mạn tính có thể là kết quả của bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Nhiễm trùng phổi
- Ung thư phổi
- Viêm xoang cấp tính
- Viêm xoang mạn tính
- Viêm phế quản
- Xơ nang
- Khí phế thũng
- Viêm thanh quản
- Ho gà
- Tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)
- Suy tim
- Bệnh lao
- Xơ phổi tự phát (IPF)
o khan mạn tính có thể là kết quả của bệnh nghiêm trọng hơn .
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, nếu bạn đang hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc, bạn sẽ có nguy cơ bị ho khan mãn tính. Tốt nhất, bạn nên đi khám để được đánh giá nguy cơ và định hướng các phương pháp điều trị.
Bạn cũng nên gặp bác sĩ ngay nếu ho khan cùng với những triệu chứng sau:
- Khó thở
- Sốt cao hoặc kéo dài
- Nghẹt thở
- Ho ra máu hoặc đờm máu
- Yếu, mệt mỏi
- Chán ăn
- Thở khò khè
- Đau ngực khi bạn không ho
- Đổ mồ hôi đêm
- Sưng phù nặng hơn
Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ nêu ra một số nguy cơ bạn có thể gặp phải khi ho khan mãn tính như: Kiệt sức và giảm năng lượng; Nhức đầu, buồn nôn, nôn; Đau ngực và cơ; Đau họng và khàn tiếng; Gãy xương sườn...
Tốt nhất, bạn nên đi khám để được đánh giá nguy cơ và định hướng các phương pháp điều trị.
Dấu hiệu bệnh qua màu của chất đờm
Tiến sĩ Gupta nói rằng, nếu bị ho có đờm, điều quan trọng là phải nhìn vào màu sắc và tính nhất quán của chất đờm đó. Nói chung, đờm màu sẫm và dày và có màu sắc (vàng hoặc xanh) thường đáng lo ngại hơn vì nó có thể liên quan đến nhiễm khuẩn. Nếu thấy có máu trong đờm, bạn nên nhanh chóng đi khám vì đó là một dấu hiệu không thể bỏ qua.
Theo Livestrong.com và National Health Services UK, nguyên nhân gây ra có máu trong chất đờm có thể bao gồm nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản và ung thư phổi.
Ho thực chất là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp. Nếu ho trong 3 ngày không kèm các triệu chứng như: đờm, máu mủ, khó thở, tức ngực, không sốt thì chỉ nên dùng thuốc bổ phế Nam Hà chớ nên lạm dụng kháng sinh. Đa phần các cơn ho đều bắt nguồn từ sự tổn thương của phế phổi. Vì thế khi bị ho cần những loại thảo dược bồi bổ phế phổi để điều trị từ gốc rễ của bệnh.
Khi bị ho, gia đình Hoàng Bách luôn tin chọn bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ.
Nguồn: Healthline/Globalnews
ho khan, ho có đờm, màu sắc của đờm, ho khan mạn tính, thuốc ho, siro ho, cách trị ho có đờm, cách trị ho lâu ngày, trị ho, trị ho cảm, chữa h