Xương chắc khỏe có khả năng nâng đỡ toàn cơ thể, có nghĩa là cơ thể khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu về chứng thiếu xương để khám phá bí mật giúp xương khỏe mạnh.
Tiến sỹ Andrew Weil, chuyên gia nghiên cứu về chứng thiếu xương, tiền thân của bệnh loãng xương đã chỉ ra một số chi tiết quan trọng của bệnh này.
Nếu được chẩn đoán bị chứng thiếu xương (Osteopenia), có nghĩa là mật độ khoáng xương thấp hơn bình thường, xương có khuynh hướng dễ bị gãy hơn. Không giống như bệnh loãng xương (Osteoporosis), chứng thiếu xương không phải là bệnh, nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết cho thấy bệnh loãng xương có thể phát triển trong tương lai. Loãng xương là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu không có biện pháp phòng ngừa.
Chứng thiếu xương là tiền thân của bệnh loãng xương.
Phụ nữ có nhiều khả năng được chẩn đoán bị thiếu xương hơn nam giới, một phần do thay đổi hormone thời kỳ mãn kinh. Đối với cả hai giới tính, bắt đầu ở tuổi trung niên, xương được hấp thu vào cơ thể nhanh hơn xương mới được tạo ra. Hơn 50% phụ nữ và khoảng 1/3 nam giới trên 50 tuổi ở Mỹ được chẩn đoán bị thiếu xương.
Chứng thiếu xương không có triệu chứng biểu hiện bên ngoài và tình trạng này có thể do các vấn đề y tế hoặc uống một số loại thuốc khác gây ra. Điều này khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn.
Tiến sỹ Andrew Weil khuyên phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị chứng thiếu xương cần đi khám kiểm tra mật độ xương, bao gồm chụp X-Quang hông và xương sống thường xuyên. Nếu được sàng lọc sớm, bác sỹ sẽ xác định được nguy cơ sớm và có phương pháp điều trị thích hợp.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng thiếu xương bao gồm tiền sử gia đình bị loãng xương, cơ thể mỏng, thiếu tập thể dục, lạm dụng rượu, đã được hóa trị liệu hoặc điều trị phóng xạ… Một số thuốc như corticoid, phenytoin và thuốc ức chế bơm proton cũng được coi là có thể dẫn đến thúc đẩy tình trạng mất xương.
Tình trạng thiếu xương tăng lên sau thời kì mãn kinh ở phụ nữ.
Nhiều bác sỹ điều trị chứng thiếu xương bằng các loại thuốc mạnh dùng cho bệnh loãng xương. Nhưng Tiến sỹ Andrew Weil khuyên không nên dùng thuốc để điều trị chứng loãng xương cho đến khi nguy cơ gãy xương của bệnh nhân đã được xác định. Trong nhiều trường hợp, nguy cơ thấp và chứng thiếu xương không bao giờ phát triển thành bệnh loãng xương, do đó dùng các thuốc này không cần thiết. Bác sỹ có thể xác định nguy cơ bằng cách sử dụng một công cụ đánh giá được gọi là FRAX, có thể chỉ ra mật độ xương.
Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa sự tiến triển của chứng thiếu xương. Chế độ ăn uống lành mạnh không có chất cồn và ít caffeine, cộng thêm tập thể dục thường xuyên như đi bộ và tập luyện tăng cường sức đề kháng có thể giúp xương chắc khỏe hơn.
3 cách để ngăn ngừa chứng thiếu xương:
1. Có chế độ ăn uống chống viêm có đầy đủ các loại rau, trái cây và các nguồn protein chất lượng cao nhiều magiê, vitamin C và K và phốt pho.
2. Nếu bạn không ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày các loại thực phẩm giàu canxi như rau lá xanh, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm bổ sung, hãy bổ sung canxi không quá 700mg mỗi ngày.
3. Để đảm bảo cơ thể bạn hấp thu canxi, hãy cân nhắc dùng 2.000 IU vitamin D3 mỗi ngày.
Ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu xương.
Thiếu xương là tình trạng phá hủy tế bào xương một cách thầm lặng trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ, thậm chí cả những cô gái trẻ. Mặc dù không phải tất cả trường hợp thiếu xương đều dẫn đến loãng xương nhưng thiếu xương nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.
Trong quá trình lão hóa, cơ thể sẽ hấp thu trở lai các khoáng chất như canxi từ xương, việc này làm xương trở nên suy yếu và dẫn đến thiếu xương, loãng xương. Khối lượng xương được tích lũy đỉnh điểm vào khoảng năm 30 tuổi. Sau độ tuổi đó, khối lượng xương bắt dầu suy giảm. Sự hủy xương nhanh hơn tạo xương, tái hấp thu xương cũng tăng lên sau thời kì mãn kinh ở phụ nữ.
Những yếu tố nguy cơ làm tăng mức độ thiếu xương cũng tương tự như loãng xương:
- Người có khung xương nhỏ hoặc xương mỏng
- Hấp thụ canxi trong chế độ ăn kém
- Hút thuốc lá
- Có lối sống tĩnh tại, lười vận động
- Có tiền sử biếng ăn
- Có tiền sử gia đình loãng xương
- Nghiện rượu
Nguồn: Prevention
chứng thiếu xương, bệnh loãng xương, thuốc chống loãng xương, bảo vệ xương khớp, bảo vệ xương chắc khỏe