Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số những dấu hiệu nhiễm trùng này, cần nhanh chóng đến bệnh viện để khám chữa bệnh ngay.
Hệ thống miễn dịch hoạt động không mệt mỏi - đôi khi cần dùng thuốc như kháng sinh và thuốc kháng virus để chống lại bệnh - nhưng khi một chỗ nào đó bị nhiễm trùng không được điều trị đúng cách thì hệ thống miễn dịch cũng bị yếu đi, nhiễm trùng càng phát triển càng đe dọa đến mạng sống.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh (CDC), ở Mỹ hơn 1,5 triệu người bị nhiễm khuẩn mỗi năm và hàng năm ít nhất 250.000 người Mỹ chết vì nhiễm khuẩn.
Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng ở bộ phận nào đó.
Carmen Polito, trợ lý giáo sư của trường Đại học Yale (Mỹ) cho biết: “Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể tiến triển thành sốc nhiễm khuẩn, nặng nhất sẽ gây tổn thương hệ thống tim mạch và gây ra huyết áp rất thấp và lượng máu chảy không đều vào các cơ quan quan trọng. Nhiễm khuẩn đường huyết và sốc nhiễm khuẩn rất khó chẩn đoán”.
Theo bác sĩ Craig Coopersmith, giáo sư chuyên viêm phổi, nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm trùng đường tiểu (UTIs), nhiễm trùng da hoặc mô mềm tại Trường Y khoa Emory University cho hay: Các dấu hiệu nhiễm trùng thường trùng lặp với bị sốc nhiễm khuẩn và cả hai đều có những triệu chứng như đau khi đi tiểu hoặc khó thở - những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng cơ bản.
Vì vậy, nếu có các triệu chứng nhiễm trùng và những điều sau đây, hãy nhanh chóng đi khám bác sỹ:
Da lạnh
Christopher Seymour, trợ lý giáo sư về chăm sóc đặc biệt tại Trường Y thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho hay khi đường huyết bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ tập trung bơm máu tới các cơ quan quan trọng nhất như tim, thận và não chứ không phải các vùng cơ thể ít quan trọng hơn (như tứ chi). Do đó, da có thể bắt đầu bị lạnh. Và điều này trở nên tồi tệ hơn khi cơ thể bị sốc nhiễm khuẩn.
Nước tiểu có màu đậm
Da lạnh có thể là một triệu chứng ít nguy hiểm nhưng nó cần được chú ý nhiều hơn nếu bạn gặp cùng triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu: Nồng độ nước tiểu thấp hoặc nước tiểu có màu đậm. Bởi vì thận là một trong những cơ quan bị tổn thương nhất khi cơ thể bị nhiễm khuẩn huyết. Khi cơ thể cảm nhận được huyết áp thấp, nó sẽ cố gắng giữ càng nhiều chất lỏng càng tốt, dẫn đến nhu cầu đi tiểu ít hơn (nước tiểu có màu đậm hơn) - Seymour nói.
Một nguyên nhân khác của triệu chứng này là mất nước qua việc đổ mồ hôi vì sốt khiến cơ thể không kịp bổ sung chất lỏng. Coopersmith cho biết, một lý do khác làm thay đổi tiểu tiện: các mạch máu bị rò rỉ, chất lỏng tràn ra từ mạch máu và vào cơ thể giống như nước phun ra từ một chiếc vòi bị một loạt ghim đâm. Trong trường hợp nghiêm trọng, một số bệnh nhân thậm chí có thể ngừng đi tiểu hoàn toàn.
Trạng thái tinh thần bị thay đổi
Sự nhầm lẫn, mức độ tỉnh táo giảm và chóng mặt có thể là kết quả của lượng máu đến não thấp, mất nước và chất độc được thải vào cơ thể do hậu quả của nhiễm trùng. Nếu bị sốc nhiễm khuẩn thì sẽ xuất hiện tất cả những triệu chứng này - bác sĩ Seymour cho biết.
Bác sĩ Seymour nhấn mạnh lại rằng những dấu hiệu này xuất hiện khi bộ phận nào đó của cơ thể bị nhiễm trùng, kèm thêm đó là các triệu chứng thông thường khác như đột quỵ, nhầm lẫn, hoặc đơn giản là mệt mỏi.
Nhịp tim rất nhanh
Đây không phải ám chỉ nhịp tim tăng lên sau khi tỉnh giấc buổi sáng mà nhịp tim chạy nhanh bất thường kể cả khi đang ngồi tại chỗ.
Nhịp tim thông thường là 60-90 nhịp mỗi phút, vì vậy nếu bắt mạch và thấy trên 90 thì đây có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng – Coopersmith tiết lộ.
Khi đường huyết bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ bị tổn thương vì phải chống lại bệnh nhiễm trùng, và cố gắng để có dòng máu chảy vào các mô bị tổn thương. Điều này khiến tim tăng lượng máu cần bơm.
Khó thở
Trừ khi đang ở trong một lớp thiền, không nghĩ về hơi thở của mình. Nhưng nếu nhận thấy mình đang thở nhanh hoặc thở hụt hơi như vừa leo nhiều tầng cao thì hãy xem xét kỹ hơn về tình trạng sức khỏe. Và nhớ rằng, viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất.
Giống như nhịp tim tăng, triệu chứng này là kết quả của cơ thể bạn đang bị quá tải, cần tiêu thụ oxy nhiều hơn, đồng thời tạo nhiều carbon dioxide hơn bình thường và cố gắng đáp ứng nhu cầu này bằng cách thở nhanh hơn, khiến bạn cảm thấy uể oải - Coopersmith giải thích.
Giống như một lời cảnh báo, các chuyên gia nhắc lại: Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên hãy nhanh chóng đến bệnh viện. Vì sao phải nhanh chóng? Vì nhiễm khuẩn huyết là “hội chứng nhạy cảm với thời gian”, có nghĩa là nếu những chỗ bị nhiễm khuẩn để kéo dài thì càng khó điều trị và nguy cơ tử vong cao.
Điều trị nhiễm trùng mỗi bệnh nhân lại khác nhau, thường là tích cực. Đầu tiên các bác sỹ giải quyết các bệnh nhiễm trùng cơ bản bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh và cố gắng làm tăng huyết áp và thể tích dịch truyền tĩnh mạch. Sau đó, họ sẽ tập trung vào tìm ra nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và thực hiện các bước đi thích hợp - một số trường hợp phẫu thuật để kiểm soát nhiễm trùng.
Khi bị nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm khuẩn, hãy nhớ đi khám và điều trị sớm là rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng.
(Theo Prevention)
nhiễm trùng, dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng, biểu hiện bệnh