Bác sĩ phẫu thuật của Angelina Jolie đã khuyến cáo phụ nữ ăn nhiều đậu nành và các loại trái cây cũng như làm việc nhà để phòng ngừa bệnh ung thư này.
Tiến sĩ Kristi Funk - bác sĩ của Angelina Jolie nói rằng mặc dù bà đã từng nói với bệnh nhân tránh những thực phẩm gây tranh cãi- bao gồm tempeh (đậu tương lên men), đậu hũ, sữa chua và sữa đậu nành - nhưng những nghiên cứu mới đây lại cho thấy lợi ích của chúng trong việc phòng ngừa căn bệnh ung thư hàng đầu thường gặp ở phụ nữ.
Cô cũng kêu gọi phụ nữ nên bổ sung các loại rau từ họ nhà bắp cải và trái cây giàu chất chống oxy hoá vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, cô còn đặc biệt ủng hộ quả lý gai (có nguồn gốc từ Ấn Độ, còn được gọi là Indian Gooseberry) vì nó có hàm lượng cao chất chống oxy hoá.
Angeline Jolie được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ 2 bên vú trong năm 2013 sau khi phát hiện ra mang gen BRCA1 - gen làm tăng nguy cơ ung thư vú và buồng trứng.
Nói về quan điểm tác hại của đậu nành, tiến sĩ Funk nói: "Đó là một quan niệm sai lầm mà chúng ta cần loại bỏ ngay. Tôi cũng đã từng tuyên truyền điều này nhưng tôi đã sai. Năm nghiên cứu lớn từ năm 2009 cho thấy rằng nếu bạn tiêu thụ toàn bộ thực phẩm đậu nành là chống estrogen trong cơ thể của bạn".
Phát biểu trong chương trình ăn sáng của Mỹ, Good Morning America, đánh dấu tháng phát triển phòng chống ung thư vú quốc gia vào tháng 10, Tiến sĩ Funk cũng đã đề cao việc chụp quang tuyến 3 chiều - còn được gọi là quá trình tổng hợp (tomosynthesis) - là một trong những phương pháp phát hiện ung thư vú quan trọng nhất vì mức độ chính xác hơn.
Người sáng lập Trung tâm Pink Lotus Breast Center ở California cũng nhắc nhở những phụ nữ không có tiền sử gia đình bị ung thư vú cũng đừng quá chủ quan vì 90-95% các ca ung thư vú không phải là di truyền.
iến sĩ Kristi Funk - bác sĩ của Angelina Jolie.
"Có 1,7 triệu ung thư vú xâm lấn được chẩn đoán trên toàn cầu trong năm nay. Và toi biết hơn một triệu người trong số họ đã làm thế nào để kiểm soát và ngăn chặn bệnh. Tất cả đều bắt đầu với chế độ ăn kiêng. Chế độ ăn kiêng, dinh dưỡng, tập thể dục, tránh béo phì, uống rượu...", tiến sĩ Funk nói.
Dưới đây là lời khuyên ngăn ngừa hàng đầu của Dr Funk, cộng với MailOnline cung cấp một cái nhìn tổng quan về những phát hiện nghiên cứu về đậu nành và những tác động của nó đối với ung thư vú ...
Các nghiên cứu nói gì về đậu nành?
Năm 2002, nghiên cứu được tiến hành bởi Cancer Research UK, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, và Đại học Quốc gia Singapore cho thấy phụ nữ có chế độ ăn nhiều đậu nành có mô vú ít dày hơn phụ nữ có chế độ ăn ít đậu nành. Mật độ tế bào vú cao hơn có liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Vẫn còn nhiều tranh luận về lợi ích của đậu nành trong việc phòng ngừa ung thư vú.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những phụ nữ Châu Á ăn nhiều nhất các thực phẩm đậu nành có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn. Theo Cancer Research UK: Ở những nơi khác trên thế giới, hầu hết phụ nữ không ăn nhiều đậu nành với mục đích giảm nguy cơ bị ung thư vú.
Trước đây, các quan niệm cho rằng thực phẩm đậu nành có liên quan đến khả năng giúp các khối u dương tính tiếp nhận estrogen phát triển và lan truyền vì các chất isoflavone bắt chước tác dụng của hormone nữ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu công bố vào tháng 3 năm nay, các nhà khoa học cho biết bệnh nhân ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh đều có thể giảm nguy cơ tử vong lên 21% bằng cách bổ sung thành phần đậu nành vào chế độ ăn uống của họ.
Theo một nhóm từ Đại học Tufts, Massachusetts, điều này là do thành phần chính tìm thấy trong đậu nành, isoflavone, làm giảm các tế bào khối u ở phụ nữ bị ung thư vú, những người không đáp ứng với các thuốc hormone.
Tiến sĩ Omer Kucuk thuộc Viện nghiên cứu ung thư Winship của Đại học Emory ở Atlanta, người đã xem xét nghiên cứu, cho biết: "Hiện nay chúng ta đã có bằng chứng chứng minh các loại thực phẩm từ đậu nành không chỉ ngăn ngừa ung thư vú mà còn có lợi cho phụ nữ bị ung thư vú. Do đó, chúng tôi có thể khuyên phụ nữ ăn nhiều đậu nành vì lợi ích về sức khoẻ".
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ.
Tuy nhiên, tổ chức từ thiện chăm sóc ung thư vú (Charity Breast Cancer Care) nói rằng nghiên cứu về tác động của đậu nành là không thuyết phục.
Rachel Rawson, chuyên gia y tá chuyên khoa lâm sàng cho biết: "Chưa biết liệu đậu nành có đóng vai trò gì trong việc giảm nguy cơ ung thư vú đang phát triển hay không nhưng điều cần thiết đối với cả phụ nữ và nam giới là cần hiểu rõ những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú vì như thế có thể dẫn tới chẩn đoán sớm hơn và tăng cơ hội cứu sống người bệnh".
Sophia Lowes, từ Tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh, cho biết: "Phụ nữ không nên lo lắng rằng chất độc trong nhà hoặc thực phẩm có liên quan đến ung thư vú. Có một cách phòng ngừa bệnh đơn giản là làm việc nhà và tăng cường vận động. Giữ cân nặng khỏe mạnh, hạn chế uống rượu và chăm vận động cũng là cách rất tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh".
1. Ăn rau mỗi ngày
Theo Tiến sĩ Funk, bắp cải xanh, cải thảo, cải xoăn, cải bắp... là những loại rau có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Đó là do hàm lượng glucosinolate của chúng, khi chúng ta nhai, một enzyme gọi là myrosinase chuyển glucosinolat thành isothiocyanates - có tác dụng chống viêm và chống lại sự phát triển.
2. Ăn trái cây giàu chất chống oxy hoá
Quả việt quất, dâu tây, quả mâm xôi và quả việt quất đều giàu chất oxy hoá. Tiến sĩ Funk cho biết, những loại quả này có thể làm co tế bào ung thư chết đi.
3. Thêm nghệ vào chế độ ăn
Thành phần hoạt chất chính của nghệ là curcumin, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy có tác dụng chống ung thư trên tế bào ung thư.
Tiến sĩ Funk nói rằng nghệ là một "siêu thực phẩm" và có thể dễ dàng tiêu thụ bằng cách thêm vào bữa ăn hàng ngày.
4. Tiêu thụ hạt lý gai
Hạt lý gai nổi tiếng về đặc tính chống ung thư nhờ hàm lượng chất chống oxy hoá cao nhất trên trái đất. Nó cũng cải thiện hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ sự hấp thu canxi và hỗ trợ cải thiện thị lực.
5. Ăn nấm
Nấm nấm là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời khi nói đến việc phòng ngừa ung thư vú. Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại nấm hoặc chất chiết xuất nấm có thể ngăn ngừa hoặc chữa bệnh ung thư, tuy nhiên, nấm có chứa tất cả các axit amin thiết yếu và là một nguồn tốt của vitamin, giúp tăng sức khỏe.
6. Thêm đậu nành vào chế độ ăn uống
Trong nhiều năm, các bác sĩ, trong đó có cả tiến sĩ Funk không thừa nhận khả năng ngừa ung thư vú của đậu nành. Tuy nhiên, từ năm 2009, các nghiên cứu mới cho thấy lợi ích của các sản phẩm đậu nành, bao gồm đậu nành lên men, đậu hũ, sữa chua và sữa đậu nành... trong việc phòng ngừa bệnh ung thư này.
7. Sử dụng xà bông thường
Bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng xà phòng bông thường thay vì xà phòng kháng khuẩn có thể làm giảm nguy cơ độc tố mà bạn đang tiếp xúc.
8. Tiêu thụ trái cây hữu cơ
Tiến sĩ Funk khuyên bạn nên ăn các sản phẩm hữu cơ thường xuyên nhất có thể. Bà nói rằng điều này đặc biệt quan trọng với làn da vì da có thể hấp thu chất độc từ các loại rau củ.
9. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Theo Funk, hút bụi là một cách tuyệt vời để làm giảm số lượng độc tố trong không khí.
Triệu chứng của bệnh ung thư vú:
Bạn nên gặp bác sĩ đa khoa để được kiểm tra nguy cơ ung thư vú nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
- Có khối u mới hoặc vùng mô dày lên ở hai vú mà trước đây không có
- Thay đổi kích thước hoặc hình dạng của một hoặc cả hai vú
- Có máu chảy ra từ núm vú của bạn
- Có cục u hoặc sưng ở cả hai nách
- Đổi màu trên da vùng ngực của bạn
- Phát ban trên hoặc quanh núm vú
- Thay đổi về sự xuất hiện của núm vú, chẳng hạn như núm vú tụt vào trong
- Đau ngực thường không phải là triệu chứng của ung thư vú
Nguồn: NHS Choices
phòng ngừa ung thư, phòng ngừa ung thư vú, Bệnh ung thư, Ung thư vú