Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sốt xuất huyết nên phù hợp với thể trạng, sức khỏe của từng bệnh nhân.
Theo Sở Y tế Hà Nội tính đến ngày 16/8, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội đã lên đến 17.365 người, trong đó có 7 người tử vong. Nếu tính theo số mắc tuyệt đối, Hà Nội đứng thứ 2 cả nước (sau TP Hồ Chí Minh); tính số mắc trên 100.000 dân thì Hà Nội đứng thứ 3 trong cả nước (sau Đà Nẵng và Bình Dương).
Tuy nhiên, qua theo dõi trong tuần qua, số ca mắc SXH đã có dấu hiệu chững lại. Cụ thể, trong tuần Hà Nội ghi nhận 3.440 trường hợp mắc SXH, so với tuần trước số mắc giảm 7 trường hợp. Số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện 2.588 (chiếm 15%); ghi nhận có xu hướng giảm trong những ngày gần đây như ngày 14/8 có 3.076 bệnh nhân, ngày 15/8 có 2.635 bệnh nhân, ngày 16/8 là 2.588 bệnh nhân.
Theo Sở Y tế Hà Nội tính đến ngày 16/8, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đã lên đến 17.365 người, trong đó có 7 người tử vong.
Sốt xuất huyết là một loại bệnh nhiễm trùng do virus gây ra do muỗi đốt. Khi người bị mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh gặp triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, tình trạng xuất huyết niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa… Vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng cho người bệnh trong và sau sốt huyết cực kỳ quan trọng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sốt xuất huyết nên phù hợp với thể trạng, sức khỏe của từng bệnh nhân.
Tăng cường uống nước: Theo Bác sĩ Dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi, Khoa dinh dưỡng Bệnh viện 198, đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhân sốt cao dẫn đến mệt mỏi nên ăn uống sẽ kém đi. Trong sốt xuất huyết, sợ nhất là tình trạng sốc, thoát huyết tương ra ngoài gây tình trạng cô đặc máu cho nên trong chế độ ăn uống của người bị bệnh sốt xuất huyết, quan trọng nhất là bù nước, điện giải. Một số biện pháp bù nước đơn giản nhất là uống oresol, ăn các loại nước hoa quả nhiều nước như cam, quýt…
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sốt xuất huyết nên bao gồm nước cam và chanh.
Người bị bệnh sốt xuất huyết cũng nên uống nhiều nước cam, nước chanh. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần bổ sung thêm nhiều vitamin C mà loại vitamin này lại có nhiều trong cam, chanh nên uống nước cam, chanh không những tăng hệ miễn dịch, tăng bền vững thành mạch, mà còn giảm tình trạng xuất huyết.
Nước cam đặc biệt tốt cho người bị bệnh sốt xuất huyết vì chứa nhiều năng lượng và vitamin, có thể giúp tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và tăng cường kháng thể giúp phục hồi nhanh.
Nước chanh cũng có tác dụng giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng sức đề kháng cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhanh bình phục sức khỏe.
Bổ sung các thực giàu vitamin A: Người bị sốt xuất huyết thường mệt mỏi khó ăn, nên trong giai đoạn này cần được tích cực bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa…; Thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) để tăng sức đề khán, mau hồi phục.
Theo BS dinh dưỡng Tường Vi, bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, do đó chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sốt xuất huyết đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, khi sức đề kháng kém thì bệnh sẽ nặng hơn, sợ nhất là gây sốc cho bệnh nhân.
Nước chanh cũng có tác dụng giúp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhanh bình phục sức khỏe.
Người bị bệnh sốt xuất huyết cần kiêng những loại thức ăn nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu; còn lại không kiêng tuyệt đối thứ gì cả. Nên ăn cân đối đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất…
Hạn chế các loại nước có màu sẫm: Người bị sốt xuất huyết không nên ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen như nước xá xị, coca, nước trái cây sẫm màu, canh củ dền, dưa hấu, huyết… Mục đích của việc kiêng khem này là để tránh nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết (chảy máu) khi người bệnh có triệu chứng nôn ói trong quá trình điều trị bệnh.
Tránh xa các loại nước nhiều đường (soda hay bất kỳ loại nước ngọt đóng chai nào), không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác… cũng là điều cần thiết với bệnh nhân sốt xuất huyết. Việc tiêu thụ đường khiến các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn, từ đó bệnh càng trở nặng, lâu khỏi hơn. Tốt nhất, người bệnh nên tránh xa rượu bia, thuốc lá và giảm lượng caffeine.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sốt xuất huyết nên phù hợp với từng bệnh nhân.
Đối người bình thường: Khi mắc bệnh sốt xuất huyết gây ra tình trạng khó ăn vì do cơ thể đang còn yếu. Vì thế, trong giai đoạn này người bệnh nên ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu và có thể uống thêm sữa.
Đối với trẻ nhỏ: Trẻ em còn bú mẹ nếu bị sốt xuất huyết thì cần được tiếp tục cho bú. Với những trẻ em đã ăn thức ăn ngoài sữa mẹ thì nên chia nhỏ bữa ăn và nước uống, không nên cho ăn dồn dập. Tích cực bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa…; Thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) để tăng sức đề kháng chống lại bệnh SXH.
Với những trẻ trong độ tuổi ăn dặm thì nên cho trẻ ăn "trả bữa" bổ sung cho bé để tăng cân, bù lại mất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm, tránh tình trạng nhẹ cân suy dinh dưỡng sau này. Cha mẹ cần chú ý, nên ăn thay đổi khẩu vị các món ăn như: Cháo cà rốt, thịt gà, uống nước quả cam, quýt, sinh tố… nhằm giúp trẻ tăng cường sức khỏe.
Với phụ nữ có thai: Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cầng cần bổ sung chất dinh dưỡng. Trong thời gian mang thai nhất giai đoạn 3 tháng đầu hầu hết chị em có tình trạng nghén, khó ăn, nếu chẳng may bị sốt xuất huyết thì nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn lỏng cháo, soup, sữa sẽ giảm tình trạng nôn nghén; Không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, không ăn thức ăn chiên đi chiên lại nhiều lần…; Tăng cường uống nước, nước hoa quả… để bổ sung nước cho cơ thể.
chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt xuất huyết, dịch sốt xuất huyết, phòng bệnh sốt xuất huyết