Các chuyên gia giờ đây cho biết, việc tiếp tục sử dụng hết liều kháng sinh được chỉ định sau khi bạn đã cảm thấy khỏe có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh vốn đang là vấn nạn toàn cầu.
Lời khuyên này trái ngược hoàn toàn so với hướng dẫn cách sử dụng kháng sinh của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Theo đó, bệnh nhân được khuyến nghị phải dùng hết liều kháng sinh ngay cả khi họ bắt đầu thấy khỏe trở lại.
Trước đây, bệnh nhân luôn được khuyên phải dùng hết liều kháng sinh dù họ đã khỏe lại.
Trong nhiều năm, các bác sĩ luôn nói với bệnh nhân rằng, việc không dùng hết liều thuốc kháng sinh là cực kỳ "vô trách nhiệm" bởi nó làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Do đó, trước báo cáo mới nhất này, họ thúc giục cộng đồng nên hết sức thận trọng. Giáo sư Helen Stokes-Lampard, Chủ tịch Royal College of GPs, cho biết, bệnh nhân không nên thay đổi hành vi của mình "nếu chỉ dựa trên một nghiên cứu".
Trên thực tế, báo cáo trên được tổng hợp từ ý kiến của 10 chuyên gia trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm đến từ Đại học Oxford và Trường Y Brighton and Sussex. Các chuyên gia phân tích kết quả của vô số nghiên cứu đáng tin cậy về kháng sinh. Họ nhận thấy, các liều dùng kháng sinh ngắn hơn, cụ thể là giảm đi 1/2 so liều dùng thông thường, không ảnh hưởng gì tới việc bệnh nhân có hồi phục, bị nhiễm trùng trở lại hay tử vong. Một số loại kháng sinh tốt nhất nên được dùng trong thời gian dài hơn, như để điều trị bệnh lao. Tuy nhiên, những loại khác, như để điều trị bệnh viêm phổi, chỉ hiệu quả khi dùng trong thời gian ngắn hơn.
Giáo sư Helen Stokes-Lampard.
Theo các chuyên gia, lời khuyên hiện tại về việc phải dùng đủ liều kháng sinh thực ra không hề có bằng chứng khoa học. Thay vào đó, có bằng chứng rõ ràng cho thấy, việc ngừng dùng kháng sinh sớm hơn là lựa chọn an toàn và cách thức hiệu quả nhằm giảm tình trạng lạm dụng thuốc.
Giáo sư Martin Liewelyn, trưởng nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo trên, chia sẻ: "Về mặt lịch sử, các liều kháng sinh được đặt ra từ trước, được thúc đẩy do nỗi sợ phải không được điều trị đầy đủ mà chưa quan tâm đúng mức tới khả năng lạm dụng thuốc… Dùng đủ liều kháng sinh đi ngược lại một trong những niềm tin về cách sử dụng thuốc cơ bản nhất, được lưu truyền rộng rãi nhất à mọi người từng có, đó là chúng nên nên dùng càng ít thuốc càng tốt.
Kháng kháng sinh hiện đang là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, với việc lạm dụng kháng sinh là động lực chính bởi vi khuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc, kháng sinh lại càng được dùng nhiều hơn và hậu quả là làm xuất hiện siêu khuẩn.
Chia sẻ trên tạp chí BMJ, Giáo sư Llewelyn cùng đồng nghiệp bày tỏ: "Niềm tin sai lầm rằng phải dùng đủ liều kháng sinh sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ kháng thuốc có thể là rào cản lớn trong hành trình giảm tình trạng dùng kháng sinh không cần thiết. Bệnh nhân có thể phản ứng khác nhau với cùng một loại kháng sinh. Hiện nay, phần lớn chúng ta đang phớt lờ thực tế này và thay vào đó lại đưa ra những khuyến nghị liên quan tới thời gian dùng thuốc dựa trên bằng chứng khoa học nghèo nàn".
Ngày nay, theo các chuyên gia, lời khuyên hiện tại về việc phải dùng đủ liều kháng sinh thực ra không hề có bằng chứng khoa học.
Tại bệnh viện, những bệnh nhân thường được điều trị bằng kháng sinh cho tới khi các xét nghiệm cho thấy họ đã hoàn toàn hồi phục khỏi tình trạng nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu khẳng định: "Ngoài bệnh viện, nơi có thể không tiến hành được các xét nghiệm liên tục, lặp đi lặp lại, bệnh nhân có lẽ tốt nhất nên được khuyên dừng điều trị khi họ cảm thấy khỏe hơn. Và việc này đối lập trực tiếp với lời khuyên từ WHO. Cộng đồng nên được khuyến khích nhận ra rằng, kháng sinh là nguồn tự nhiên hạn chế và quý giá, cần được bảo tồn".
Các tác giả báo cáo trên cho biết, cần nhiều thử nghiệm hơn để xác định xem lời khuyên nào chuẩn chỉnh nên được đưa cho bệnh nhân về liều dùng kháng sinh. Nhưng Giáo sư Stokes-Lampard nhấn mạnh: "Liều dùng kháng sinh theo khuyến nghị không phải ngẫu nhiên. Chúng được điều chỉnh cho phù hợp với bệnh của từng cá nhân và trong nhiều trường hợp, liều dùng tương đối ngắn.
Chúng tôi quan ngại về việc khuyên bệnh nhân ngừng dùng thuốc giữa chừng khi ‘họ thấy khỏe hơn’. Bởi vì dấu hiệu cải thiện của các triệu chứng không nhất thiết đồng nghĩa với việc bệnh nhiễm trùng đã hoàn toàn được xoá bỏ".
Theo DailyMail
kháng kháng sinh, thuốc kháng sinh, vi khuẩn kháng thuốc