Sức khỏe

Cách mà bạn làm "chuyện ấy" cũng có thể là nguyên do khiến bạn bị đau khi đi tiểu

Cảm giác đi tiểu đau có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc được "trì hoãn" tới vài ngày sau khi bạn "quan hệ". Nguyên nhân chính là do vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm ở "vùng kín".

Nguyên nhân khi bạn đi tiểu đau sau khi "yêu" (chứ không phải với người nam) là vì cấu tạo cơ thể nam nữ có sự khác biệt lớn. Cách mà âm đạo, ống dẫn tiểu, âm vật của người nữ được hình thành và sắp đặt vị trí lộ ra nên nguy cơ bị tổn thương cao hơn..

Nếu bạn chưa bao giờ thấy tiểu đau sau khi "yêu", bạn là người thật may mắn. Tuy nhiên, có một số phụ nữ từng trải nghiệm cảm giác đau rát đáng sợ này - tỷ lệ là 1/5 và cần được điều trị thích hợp.

7 nguyên nhân khiến bạn đi tiểu đau sau khi yêu, bao gồm cả việc làm chuyện ấy thế nào - Ảnh 1.

Cảm giác đi tiểu đau có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc được "trì hoãn" tới vài ngày sau khi bạn "quan hệ". Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm ở "vùng kín". Cùng điểm lại các yếu tố khiến vi khuẩn xâm nhập, gây đi tiểu đau sau khi "yêu" được chia sẻ trên tạp chí của trường Đại học Columbia nhé.

1. Viêm niệu đạo

Dù cảm giác giống nhau nhưng viêm niệu đạo không phải là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Đây là tình trạng viêm nhiễm của niệu đạo, xuất hiện sau khi vi khuẩn xâm nhập. Đôi khi, vi khuẩn đó liên quan tới một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Dù là do nguyên nhân nào, nếu không được điều trị, viêm niệu đạo sẽ gây cảm giác tiểu đau sau khi "yêu", thậm chí đau rất lâu sau đó. Nếu bạn bỏ qua chứng viêm niệu đạo, bệnh sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Cảm giác đau rát có thể xảy ra với bạn vài ngày sau quan hệ tình dục bởi đó là khoảng thời gian đủ để vi khuẩn tích luỹ nhiều lên trong cơ thể. Viêm niệu đạo không thể tự cải thiện và thường được điều trị bằng kháng sinh.

7 nguyên nhân khiến bạn đi tiểu đau sau khi yêu, bao gồm cả việc làm chuyện ấy thế nào - Ảnh 2.

2. Nhiễm trùng bàng quang, hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm trùng đường tiết niệu rất phổ biến ở phụ nữ. Khi bị bệnh này, bạn thậm chí có thể cảm nhận vùng lưng xung quanh khu vực hai quả thận mềm đi và khi bạn đi tiểu, cảm giác đau tăng dần sau mỗi lần. Thông thường, một phụ nữ không chỉ cảm thấy đau khi phải đi tiểu mà nhu cầu tiểu cũng tăng lên dù không rõ nguyên do. Có một số thuốc không cần kê đơn giúp loại bỏ cảm giác đau rát khi tiểu nhưng bạn thực sự nên đi khám. Kháng sinh là biện pháp điều trị phổ biến nhất đối với các bệnh UTI.

7 nguyên nhân khiến bạn đi tiểu đau sau khi yêu, bao gồm cả việc làm chuyện ấy thế nào - Ảnh 3.

3. Bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD)

Đôi khi, tiểu đau do nguyên nhân đơn giản là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD). Một số bệnh STD thường tiềm ẩn và chỉ xuất hiện sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần sau khi quan hệ.

Những bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm: Mụn rộp sinh dục herpers, mụn cóc sinh dục, giang mai, lậu và nấm chlamydia. Nếu bạn không cảm thấy đau khi đi tiểu vào đêm có quan hệ tình dục nhưng bắt đầu đau sau đó và xuất hiện dịch tiết hoặc mùi như thường lệ, hãy đi kiểm tra sớm.

7 nguyên nhân khiến bạn đi tiểu đau sau khi yêu, bao gồm cả việc làm chuyện ấy thế nào - Ảnh 4.

4. Tư thế "yêu" không phù hợp

Đôi khi, bạn muốn thử thứ gì đó mới lạ, dữ dội trong đêm mặn nồng. Nhưng thực sự là luôn tồn tại một trật tự nhất định các bước tiến hành "chuyện ấy", sao cho cả hai đều đạt được sự thoải mái và thăng hoa. Vì vậy, bạn cần luôn ghi nhớ đặt ra quy tắc trước khi thực hiện bất cứ hoạt động tình dục nào.

Ví dụ, hãy để người kia biết bạn vừa muốn tận hưởng khoảnh khắc hòa quyện vừa muốn đảm bảo sự an toàn. Điều đó có nghĩa là người kia không được phép chuyển từ "yêu" bằng đường hậu môn sang "yêu" qua đường âm đạo mà không có sự vệ sinh sạch sẽ giữa các lần thực hiện, vì nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, nếu người kia chưa được xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, cho dù bạn có tràn ngập tin tưởng rằng tất cả đều an toàn, tốt hơn hết hãy sử dụng bao cao su để phòng ngừa mọi rủi ro.

7 nguyên nhân khiến bạn đi tiểu đau sau khi yêu, bao gồm cả việc làm chuyện ấy thế nào - Ảnh 5.

5. Mất cân bằng hormone

Đôi khi, chỉ là sự trùng hợp nếu bạn tiểu sau khi "yêu". Nhưng thực sự là mất cân bằng hormone có thể gây ra các vệt máu lẫn với dòng nước tiểu hoặc tình trạng khô âm đạo. Nếu bạn đã biết trước hormone của mình đang thay đổi hay bạn mới có em bé, mất cân bằng hormone có thể chính là nguyên nhân tiểu đau.

6. Máu xuất hiện trong nước tiểu từ thận

Khi một bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu (UTI) khởi phát và rồi mọi thứ xem ra có vẻ được cải thiện nhưng sự thực thận bạn lại đang tiềm ẩn mối hiểm họa. Nguyên nhân gây tiểu đau khi bạn bị viêm nhiễm thận là do máu di chuyển khắp cơ thể vào trong máu. Nếu tiểu đau sau khi làm "chuyện ấy", rồi mọi chuyện lại có vẻ đâu vào đấy, nhưng bạn vẫn cảm thấy khó chịu, đây có thể là nguyên nhân.

7 nguyên nhân khiến bạn đi tiểu đau sau khi yêu, bao gồm cả việc làm chuyện ấy thế nào - Ảnh 6.

7. Không đủ chất bôi trơn trong quá trình "yêu"

Trong khoảng thời gian diễn ra cuộc "yêu", sự hấp dẫn giữa hai cơ thể, áp lực trong cuộc sống hay ảnh hưởng từ giai đoạn thuận lợi cho sinh sản ở người nữ xuất hiện cùng lúc. Khi đó, chất bôi trơn tự nhiên có thể không đủ để tránh những xây xước hay vết rách nhỏ từ những chà xát xung quanh âm vật, cửa âm đạo và lớp da nhạy cảm tại đây. Kết quả là cảm giác tiểu đau rát ngay sau khi kết thúc "chuyện ấy" và có thể kéo dài vài ngày sau đó.

Nếu bạn để ý thấy cảm giác khó chịu có vẻ giảm dần mỗi ngày qua đi thì đây có thể chính là nguyên nhân. Nếu bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hay hậu mãn kinh và chuyện này xảy ra với bất cứ mức độ thường xuyên nào, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ đề cập tới nó trong lần khám phụ khoa định kỳ tới.

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là nếu đau, hãy dừng lại ngay. Đau đớn luôn là dấu hiệu bạn cần chú ý tới cơ thể mình. Đừng ngại ngùng. Hãy dành thời gian để chăm sóc chính bạn.

(Theo Popsugar)

aFamily

đi tiểu đau sau khi "yêu", đi tiểu đau, sức khỏe tình dục, Bệnh phòng the


      © 2021 FAP
        922,589       894