Sức khỏe

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi như thế nào vào giai đoạn tuổi 20, 30 và 40?

Dễ dàng bị chuột rút hơn, "đèn đỏ" xuất hiện nhiều hơn, tâm trạng thay đổi thất thường hơn… là những điều bạn phải đối mặt đối với chu kỳ kinh nguyệt ở các độ tuổi khác nhau.

Thông thường, bạn bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt vào cuối tháng. Nhưng đến tháng này, "đèn đỏ" lại đến sớm hơn khoảng 1 tuần. Trước đây, bạn quen với chu kỳ kinh diễn ra trong 4 ngày nhưng bây giờ, nó bỗng hoành hành trọn vẹn cả một tuần. Những cơn đau nhức, mỏi mệt cũng được thể kéo dài liên tục…

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi như thế nào vào giai đoạn tuổi 20, 30 và 40? - Ảnh 1.

Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt rất khó đoán và cũng khó có thể giải quyết trong tức thì.

Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt như vậy rất khó đoán và cũng khó có thể giải quyết trong tức thì. Nhưng tất cả những gì chúng ta có thể làm chính là hãy làm quen từ từ với những sự thay đổi ấy. Bởi khi bạn già đi, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ngày càng được điều chỉnh và phát triển, một phần là do sự thay đổi hormone cũng như trải qua mang thai, đến thời kỳ mãn kinh…

Để có được sự chuẩn bị tốt hơn cho vấn đề này trong tuổi mới, Health đã có cuộc thảo luận với BS Lauren Streicher (BS sản phụ khoa ở Chicago và Sheryl Ross, đồng thời là tác giả cuốn sách She-ology: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thân thể phụ nữ). Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia bất cứ chị em nào cũng không nên bỏ qua:

Độ tuổi 20

Nếu bạn trải qua hầu hết những triệu chứng khó chịu của chu kỳ kinh nguyệt ở lứa tuổi này thì đây là dấu hiệu tuyệt vời cho thấy bạn có chu kỳ ổn định. Tiến sĩ Streicher cho biết: "Những cô gái trẻ là đối tượng không nên thường xuyên rụng trứng nhiều. Khi không rụng trứng thường xuyên, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở nên thất thường hơn. Mặt khác, khi chu kỳ của bạn phát triển, có ít hơn hoặc nhiều hơn mỗi tháng, bạn cũng sẽ trải qua những triệu chứng đau đớn như chuột rút, đau ngực. Nếu bạn không quen với những phản ứng phụ này mỗi tháng, đây có thể là điều bất ngờ vô cùng khó chịu".

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi như thế nào vào giai đoạn tuổi 20, 30 và 40? - Ảnh 2.

Nếu bạn trải qua hầu hết những triệu chứng khó chịu của chu kỳ kinh nguyệt ở lứa tuổi này thì đây là dấu hiệu tuyệt vời cho thấy bạn có chu kỳ ổn định.

Một thay đổi lớn về kinh nguyệt có xu hướng xảy ra ở giai đoạn tuổi 20 liên quan đến việc tránh thai. Đây là thập kỷ mà nhiều phụ nữ bắt đầu quyết định dùng thuốc tránh thai bằng nội tiết tố, nguyên nhân có thể là họ có đối tác ổn định nhưng đang quá bận rộn tập trung vào sự nghiệp thay vì nghĩ đến chuyện có con. Sử dụng thuốc sẽ giúp kích hoạt những thay đổi của dòng chảy thông thường, chu kỳ của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn, ít co thắt và giảm hẳn các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Trên thực tế, thuốc giảm đau (hoặc một hình thức ngừa thai nội tiết khác, thuốc tránh thai ngắn ngày…) thậm chí có thể khiến "đèn đỏ" biến mất, lý do là thuốc tránh thai ngăn ngừa rụng trứng.

Độ tuổi 30

Tiến sĩ Streicher cho biết phần lớn, kinh nguyệt cần được dự đoán và nhất quán trong thập niên này. Các triệu chứng như dòng chảy đột ngột nặng nề hơn hoặc đau đớn do chuột rút bỗng dữ dội hơn có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe đáng báo động. Các u nang lành tính được gọi là u xơ, có thể khiến bạn bị chảy máu nặng hơn. Và các vấn đề ở nội mạc tử cung, thường được đánh dấu bởi cơn đau điên cuồng có thể kéo dài cả tháng cũng thường được chẩn đoán khi một phụ nữ ở độ tuổi 30.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi như thế nào vào giai đoạn tuổi 20, 30 và 40? - Ảnh 3.

Tiến sĩ Streicher cho biết phần lớn, kinh nguyệt cần được dự đoán và nhất quán trong thập niên này.

Sự thay đổi lớn ở giai đoạn 30 tuổi là có thể bạn sẽ mang thai, sinh con. Bạn biết rằng mang thai đồng nghĩa với việc tắt kinh trong nhiều tháng. Nhưng bạn có thể không nhận ra rằng chu kỳ kinh nguyệt không trở lại bình thường sau 6 tuần sau sinh nếu bạn không cho con bú. TS Ross nói: "Nếu bạn quyết định cho con bú sữa mẹ, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại cho đến khi bạn ngừng hoặc giảm số lần cho con bú".

Hơn nữa, việc sinh con có thể dẫn đến những thay đổi dài hạn trong chu kỳ của bạn. Tiến sĩ Streicher nói: "Nhiều chị em sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho bạn biết rằng sau khi trải qua thời kỳ mang thai, những cơn chuột rút trong kỳ kinh nguyệt cũng trở nên dễ chịu hơn. Điều này có thể xuất phát từ nhiều lý do nhưng đôi khi cổ tử cung ở giai đoạn này mở rộng hơn, không co giãn tốt như trước chính là nguyên nhân căn bản".

Độ tuổi 40

Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những thay đổi của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, hay còn gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, nói chung là 8-10 năm trước khi mãn kinh (thường xảy ra vào những năm đầu của giai đoạn 50 tuổi), cơ thể bạn chuẩn bị kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi như thế nào vào giai đoạn tuổi 20, 30 và 40? - Ảnh 4.

Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những thay đổi của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, hay còn gọi là giai đoạn tiền mãn kinh.

Sự thay đổi hormone làm việc rụng trứng trở nên không đều, đồng thời sự thay đổi estrogen khiến dòng chảy trở nên nặng nề hơn, các triệu chứng của giai đoạn tiền kinh nguyệt cũng kéo dài hơn. TS Streicher cho hay: "Ngay cả khi quá trình rụng trứng thất thường, bạn vẫn có thể mang thai. Một phụ nữ chỉ về giai đoạn mãn kinh nếu chu kỳ kinh nguyệt ngừng hẳn trong ít nhất 1 năm".

Hãy nhớ rằng, giai đoạn này bạn cần hiểu biết nhiều hơn về sức khỏe tổng thể. Nếu gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn nên kiểm tra với bác sĩ ngay. Chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi bất thường, dòng chảy mạnh hơn… có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp có vấn đề, hội chứng buồng trứng đa nang và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

(Nguồn: Health)

aFamily

buồng trứng đa nang, thay đổi chu kỳ đèn đỏ, hội chứng tiền kinh nguyệt, Chu kỳ kinh nguyệt


      © 2021 FAP
        922,686       790