Theo TS. Dũng chạy thận cũng thường có nhiều biến chứng và là những biến chứng đơn lẻ, những biến chứng đồng loạt, nặng như thế này thì vô cùng hy hữu.
Trao đổi với PV, TS. Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo BV Bạch Mai cho hay, hiện tại tình trạng của 10 bệnh nhân gặp tai biến y khoa do chạy thận đang được điều trị tại nhiều khoa phòng trong tình trạng khá ổn định, chỉ có 1 bệnh nhân nặng.
Cụ thể TS. Dũng cho biết, có 3 bệnh nhân điều trị tích cực thì có 2 bệnh nhân trong tình trạng tỉnh táo, 1 bệnh nhân còn hơi nặng, 2 bệnh nhân ở Khoa Chống độc và 4 bệnh nhân đang nằm điều trị tại Khoa Tiết niệu cũng có sức khỏe ổn định.
TS. Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ về quy trình chạy thận
Nói về quy trình chạy thận, TS Dũng cho biết: thường thì có 2 quy trình lọc máu. 1 ca lọc máu phải có nước để lọc máu và trải qua nhiều công đoạn. "Trong quá trình lọc máu chúng tôi phải theo dõi 3 đến 4 tiếng. Trong quá trình chạy thận có 20 biến chứng vì vậy không thể nói hết trong một khoảng thời gian ngắn".
Theo TS. Dũng chạy thận cũng thường có nhiều biến chứng và là những biến chứng đơn lẻ, những biến chứng đồng loạt, nặng như thế này thì vô cùng hy hữu. 45 năm chưa hề xảy ra. Đây là một tai biến y khoa nặng, nghiêm trọng, hiếm xảy ra.
"Nguy cơ biến chứng và trong chạy thận nhân tạo chúng tôi đã ghi được hơn 20 biến chứng có thể xảy, và biến chứng trong lọc máu nhân tạo thường tai là tai biến khá nghiêm trọng, xảy ra trong thời gian ngắn, nếu không kịp thời, bệnh nhân tử vong. Chẳng hạn bệnh nhân tụt huyết áp, nếu không xử lý kịp thời thì trong vòng 10 phút bệnh nhân có thể tử vong. Nếu có sai sót trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật, chỉ cần 10ml không khí lọt vào máu thì cũng không thể cứu được, bệnh nhân cũng dẫn tới tử vong. Tuy nhiên hiếm gặp vì máy tốt, có cảnh báo." TS Dũng chia sẻ.
TS Dương Đức Hùng - Trưởng phòng KHTH BV Bạch Mai
Nói về công tác chữa trị cho các bệnh nhân sau sự việc này, TS Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Bạch Mai cho hay, ngay sau khi tiếp nhận thông tin lãnh đạo Bộ Y tế và BV Bạch Mai đã chỉ đạo đưa các bệnh nhân nặng về Bạch Mai để tện chăm sóc. Đồng thời bệnh viện cử một kíp đã lên Hòa Bình để đón nốt những bệnh nhân nặng về Bạch Mai cứu chữa.
Về bệnh thận, TS Hùng chia sẻ: "Thận là cơ quan chính để đào thải độc, lọc những gì cần giữ lại, độc hại thải đi. Khi những người bệnh thận không còn đáp ứng được chức năng thải độc, không đáp ứng được các chức năng đó nữa, thì cần phương tiện hỗ trợ để thay chức năng thận bị hỏng rút bớt chất độc ra để tồn tại.
Thường thì đây là người có thâm niên, thận hỏng lâu rồi, với năm tháng sức khỏe đã giảm sút. Thường xuyên tiêm truyền là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập, nguy cơ dị ứng thuốc cao, dị ứng ở mức độ nặng thì đau bụng chóng mặt, nhẹ thì mề đay mẩn ngứa… nhưng chỉ là một phản ứng thông thường của một ca chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên phản ứng đến mức tụt huyết áp, thậm chỉ tử vong là một phản ứng bất thường, nhưng nguyên nhân chính là gì thì cần có kết luật chính thức của các chuyên gia, hội đồng khoa học của Bộ trên cơ sở những diễn biến, xét nghiệm…"
TS Hùng cho biết thêm: "Hiện tại các bệnh nhân đều được kiểm soát tốt, chúng tôi cũng đã liên hệ với BHXH Hà Nội và được cho biết, việc điều trị cấp cứu như thế này BHXH sẽ tham gia vào tích cực với người bệnh để đích cuối là cứu chữa bệnh nhân".
Theo TS. Hùng, tới bây giờ, khi có biến cố thì vấn đề tổ chức, phối hợp cấp cứu chỉ đạo rất quan trọng và quyết định sống còn. Bộ Y tế đã có quyết định nhanh và chọn BV Bạch Mai là đơn vị tăng cường cho việc cứu chữa. Đồng thời Bạch Mai cũng có kinh nghiệm trong việc cấp cứu hàng loạt, ê kíp thường trực, luôn luôn sẵn sàng nên chúng tôi đã lên đường với thời gian ngắn nhất. Cả ngày hôm qua các chuyên gia đầu ngành của Bạch Mai đã lặn lộn với cơ sở và tổ chức cứu chữa, di chuyển bệnh nhân cũng như đưa bệnh nhân về với chỉ số an toàn cao nhất.
TS Hùng chia sẻ: "Sau khi về Bạch Mai, các khoa, phòng đã được kết nối, chuẩn bị sẵn để tiếp nhận bệnh nhân, làm bệnh án, xét nghiệm với quy trình tốt. Hy vọng với sự quan tâm, trang thiết bị hiện đại, trong thời gian ngắn nữa các bn sẽ ổn định, trở về với cuộc sống".
nguyễn hữu dũng, điều trị tích cực, chạy thận nhân tạo, bệnh nhân tử vong, nguy cơ dị ứng, Hội đồng Khoa học, chuyên gia đầu ngành