Sức khỏe

Uống nước trong 5 trường hợp này sẽ có hại nhiều hơn và khiến bạn vô cùng khó chịu

Nước cần thiết cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là uống càng nhiều càng khỏe. Có những thời điểm tạm dừng việc uống nước sẽ tốt hơn cho bạn.

Bổ sung nước cho cơ thể thường sẽ chẳng mang lại rắc rối gì cho bạn. Nước còn giúp chúng ta tránh ăn quá nhiều và thậm chí có thể đốt cháy thêm calo. Nhưng, giống như nhiều thói quen sức khoẻ khác, nhiều hơn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với tốt hơn, ngay cả đối với nước.

Uống nước trong 5 trường hợp này sẽ có hại nhiều hơn và khiến bạn vô cùng khó chịu - Ảnh 1.

Nước cần thiết cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là uống càng nhiều càng khỏe.

Theo bác sĩ Taz Bhatia (giảng viên quốc tế, bác sĩ châm cứu, chuyên gia dinh dưỡng có chứng nhận và chuyên gia về Y tế dự phòng/tích hợp), có một số thời điểm, bạn nhất định nên tránh xa nước, cụ thể là 5 trường hợp như dưới đây.

1. Khi bạn đã uống nhiều nước trước đó

Dù thực sự rất hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp bạn tự gây nguy hại cho sức khoẻ của mình chỉ vì uống quá nhiều nước. Nếu bạn đã uống đủ nước mà vẫn còn uống thêm nữa thì có thể làm giảm độ cân bằng tự nhiên của muối trong cơ thể, hàm lượng natri có thể trở nên quá thấp, khiến bạn rơi vào trạng thái được y học gọi là chứng giảm natri-huyết. Ví dụ, các vận động viên sức bền luôn có xu hướng duy trì việc nhấm từng ngụm nước trong suốt một cuộc đua marathon, nhưng nếu uống quá nhiều sau đó có thể dẫn tới hiện tượng tế bào phồng lên và hậu quả là có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đột quỵ, thậm chí tử vong.

Uống nước trong 5 trường hợp này sẽ có hại nhiều hơn và khiến bạn vô cùng khó chịu - Ảnh 2.

Uống quá nhiều nước có thể làm giảm độ cân bằng tự nhiên của muối trong cơ thể.

Bác sĩ Taz Bhatia cho biết, chứng giảm natri-huyết có thể do một số vấn đề nhất định với gan, thận, tim hay tuyến yên gây ra. Ngoài ra, thủ phạm cũng có thể là một số loại thuốc cụ thể như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau.

2. Khi nước tiểu của bạn có màu trong suốt

Vậy làm thế nào để biết uống bao nhiêu nước là đủ? Hãy quên quy tắc "8 ly nước mỗi ngày" đi và thay vào đó, bạn nên kiểm tra nước tiểu của mình. Nếu bạn thấy nước tiểu có màu rất nhạt tức là cơ thể bạn đã được cung cấp đủ nước, thậm chí là nhiều nước, nếu còn uống nhiều nước nữa sẽ dẫn đến thừa nước.

Uống nước trong 5 trường hợp này sẽ có hại nhiều hơn và khiến bạn vô cùng khó chịu - Ảnh 3.

Nếu bạn thấy nước tiểu có màu rất nhạt tức là bạn tạm thời không nên uống thêm nhiều nước.

Khi thấy nước tiểu trong suốt, bạn có thể cần cắt giảm lượng nước uống đi một chút. Nếu sau đó tình trạng màu nước tiểu không đậm lên chút nào thì bạn cần đi khám ngay. Màu nước tiểu vàng sậm lại là dấu hiệu bạn cần cung cấp nước cho cơ thể nhiều hơn.

3. Khi bạn ăn một bữa thật no

Đây là một trong những cách đơn giản nhất để cắt giảm thêm vài calo: Uống một cuốc nước trước khi ăn (hay khi cơn đói ập tới) và bạn sẽ ăn ít đi một chút, một cách tự nhiên. Bởi vì chất lỏng đã chiếm nhiều không gian trong dạ dày của bạn rồi.

Nhưng cũng với cùng lý do như trên, nếu bạn uống quá nhiều nước trước hoặc trong khi thưởng thức một bữa ăn thịnh soạn, cảm giác khó chịu là không thể tránh khỏi. Theo bác sĩ Taz Bhatia, uống thêm nhiều nước chỉ có thể khiến bạn thấy đầy bụng hơn mà thôi".

Uống nước trong 5 trường hợp này sẽ có hại nhiều hơn và khiến bạn vô cùng khó chịu - Ảnh 4.

Uống nhiều nước lúc đang ăn sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.

4. Khi bạn đang thực hiện một bài tập cường độ siêu cao trong một khoảng thời gian dài

Tập luyện với cường độ siêu cao trong một khoảng thời gian dài khiến chúng ta bị mất các chất điện giải như natri và kali thông qua việc đổ mồ hôi. Nếu bạn thực sự vã mồ hôi rất nhiều, bạn sẽ cần thay thế những dưỡng chất thiết yếu này.

Trong trường hợp này bạn cũng không cần uống thêm nhiều nước lọc bởi nó không chứa những dưỡng chất nói trên. Bạn cũng không nên uống nước dành cho dân chơi thể thao có chứa nhiều đường, mà thay vào đó nên bổ sung điện giải cho cơ thể từ nước dừa - vốn có hàm lượng natri, kali, magie và vitamin C cao cũng như rất giàu calo và chất xơ.

Uống nước trong 5 trường hợp này sẽ có hại nhiều hơn và khiến bạn vô cùng khó chịu - Ảnh 5.

Khi tập luyện mệt mỏi, nên bổ sung nước có chứa điện giải sẽ tốt hơn là uống nước lọc.

Tiến sĩ, PGS, bác sĩ Taz Bhatia là giảng viên quốc tế, bác sĩ châm cứu, chuyên gia dinh dưỡng có chứng nhận và chuyên gia về Y tế dự phòng/tích hợp.

Tiến sĩ, PGS, bác sĩ Taz Bhatia

Tiến sĩ Tasneem Bhatia, là bác sĩ được chứng nhận bởi hội đồng quản trị, chuyên về y học tích hợp và khẩn cấp, khoa nhi và phòng ngừa, có chuyên môn về sức khoẻ phụ nữ, giảm cân và dinh dưỡng. Cô là tác giả của cuốn sách "What Doctors Eat" và "The 21-Day Belly Fix".

Tiến sĩ Taz theo đuổi một định nghĩa khác về sức khoẻ và cuộc sống lành mạnh. Ngay từ khi còn là một bác sĩ, Tiến sĩ Taz đã bắt đầu tìm kiếm các câu trả lời cho những vấn đề sức khoẻ của mình. Nghiên cứu các hệ thống y học khác nhau, cô tìm thấy rất nhiều thông tin chưa được giảng dạy trong các trường y khoa thông thường. Điều này thúc đẩy cô mở Trung tâm y tế CentreSpringMD được quốc gia công nhận (trước đây là Trung tâm Atlanta về Y tế Toàn diện và Y học Tổng hợp). Được bình chọn là Cơ sở Y tế Tích hợp Tốt nhất của Atlanta, Tiến sĩ Taz và nhóm của cô đã chăm chỉ làm việc để tìm ra các vấn đề sức khoẻ cốt lõi của bệnh nhân.

Là một chuyên gia về y tế cho trang web Bump.com, cô cũng không ngừng cung cấp kiến thức để các bà mẹ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và con cái của mình.

(Nguồn: WomenHealth/Doctorta)

aFamily

uống nước, Uống nhiều nước, cơ thể thiếu nước


      © 2021 FAP
        1,121,494       151