Theo Robert Oexman, giám đốc Viện Sleep to Live ở Mỹ, cho hay, có khoảng 40 triệu người Mỹ bị rối loạn giấc ngủ, trong đó đối tượng chủ yếu là phụ nữ vì các vấn đề riêng biệt tác động như trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh.
Đưa tay ra tắt chuông báo thức rồi là "nghi thức" có vẻ như quá đỗi quen thuộc với bạn mỗi sáng. Sau khi bật tắt báo thức một vài lần nữa, cuối cùng bạn cũng đã lồm cồm bò được ra khỏi giường và chạy vào phòng tắm. Khi bạn đang đánh răng trong tình trạng lơ mơ, bạn nhìn thấy mình trong gương với mái tóc rối bời và mặt mũi phờ phạc, mệt mỏi.
Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, bạn nghĩ đến việc bỏ việc thật chứ không đùa và sống mãi với bộ đồ ngủ trong suốt phần còn lại của cuộc đời. Mọi người hầu như đều suy nghĩ như thế, vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy, và điều đó là hoàn toàn bình thường với tất cả chúng ta.
Nhưng bạn có biết còn rất nhiều điều ẩn chứa bên trong hiện tượng này?
Theo Robert Oexman, giám đốc Viện Sleep to Live ở Mỹ, cho hay, có khoảng 40 triệu người Mỹ bị rối loạn giấc ngủ.
Theo Robert Oexman, giám đốc Viện Sleep to Live ở Mỹ, cho hay, có khoảng 40 triệu người Mỹ bị rối loạn giấc ngủ, trong đó đối tượng chủ yếu là phụ nữ vì các vấn đề riêng biệt tác động như trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh.
"Ngủ không đủ và không đảm bảo chất lượng giấc ngủ có thể dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày, mất tập trung vào công việc, cuộc sống, dễ bị tai nạn xe cộ, chất lượng làm việc, học tập kém. Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa giấc ngủ với nguy cơ trầm cảm, lo lắng, bệnh tim mạch, tăng cân, tiểu đường type 2 và một số bệnh ung thư.
Để nhận biết mình có rối loạn giấc ngủ hay không, thực sự là điều không dễ dàng. Oexman cho biết: "Do tác dụng phụ của giấc ngủ kém chất lượng rất nhiều, người ta không kết hợp thiếu ngủ với những triệu chứng mà họ đang có. Ví dụ như nếu ai đó đang bị trầm cảm, lo lắng, bạn có thể đổ lỗi cho công việc căng thẳng, áp lực nuôi con… Thực tế thì bạn có thể kiểm soát trầm cảm, lo lắng nếu ngủ nhiều hơn".
Do đó, nếu giấc ngủ của bạn có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể đã đến lúc bạn cần đi thăm khám bác sĩ:
Bạn thường xuyên buồn ngủ suốt cả ngày?
Tranh thủ một giấc ngủ trưa mỗi ngày để nạp thêm năng lượng cho cơ thể là điều hết sức bình thường với mỗi người, thậm chí điều này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng nếu bạn ngủ 7h mỗi ngày mà vẫn chẳng thể đủ tỉnh táo vào ban ngày để lái xe, ăn uống, làm việc thì rất có thể bạn chưa đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
Tranh thủ một giấc ngủ trưa mỗi ngày để nạp thêm năng lượng cho cơ thể là điều hết sức bình thường với mỗi người.
Theo Viện Rối loạn thần kinh và Đột quỵ NINDS tại Mỹ, người thường xuyên ngủ nhiều nhưng không ngon giấc không thể tránh khỏi hiện tượng nôn mửa, rối loạn não bộ do chu kỳ sinh học của giấc ngủ không hoạt động đúng quy trình. Các triệu chứng khác có thể là ảo giác, đau nhức đột ngột, tê liệt trước hoặc sau khi tỉnh giấc.
Bạn thấy việc đi vào giấc ngủ hàng ngày rất khó khăn?
Thỉnh thoảng sẽ có những lúc căng thẳng trong ngày làm bạn không thể khép đôi mắt vào ban đêm. Không sao cả! Bạn không phải là một người máy, vì vậy bạn không thể mong mỏi mỗi lần đầu chạm vào gối là có thể đánh một giấc ngủ say sưa được. Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này, bạn đã rơi vào trạng thái đấu tranh với chứng mất ngủ mà không hay biết.
"6-10% dân số trên thế giới rơi vào tình trạng mất ngủ mãn tính, kéo dài từ 30 phút trở lên mỗi khi muốn chìm vào giấc ngủ hoặc muốn quay lại ngủ tiếp, có ít nhất một đêm mỗi tuần bạn rơi vào trạng thái trằn trọc, khó ngủ", Lisa Medalie, chuyên gia nghiên cứu về Hành vi giấc ngủ tại Đại học Chicago, nói. Nhiều người trải qua rối loạn giấc ngủ thường dành quá nhiều thời gian cảm nhận, lo lắng, nản lòng trên chiếc giường của họ, thậm chí thất vọng về bản thân. Họ bắt đầu bận tâm khi cố gắng bù đắp cho giấc ngủ của mình như dành nhiều thời gian trên giường ngủ, ngủ trưa nhiều hơn… và cố gắng hết sức làm những gì để hi vọng có thể ngủ được. Thật không may là những điều ấy đều không giúp bạn ngủ ngon hơn.
Mất ngủ có thể điều trị bằng nhiều cách như sử dụng thuốc kê theo toa, thảo dược, châm cứu, thiền – những điều này có ý nghĩa hơn là bạn cứ cố chịu đựng một mình chuyện mất ngủ. Do đó hãy báo với bác sĩ của bạn sớm những triệu chứng mất ngủ dài ngày này.
Hãy báo với bác sĩ của bạn sớm những triệu chứng mất ngủ dài ngày này.
Bạn có những chuyển động bất thường khi đang ngủ?
Theo chuyên gia Medalie, nếu bạn có những chuyển động như cú đá chân, trườn người vặn vẹo phải trái liên tục rất có thể bạn đang bị rối loạn giấc ngủ. Có thể bạn rơi vào trạng thái chân không yên tĩnh, hoặc nếu bạn đang ngủ thì đột ngột thấy ngứa ran, tê chân, bạn chỉ có thể tạm thời di chuyển thân để tình trạng được cải thiện (gọi là hiện tượng RLS). Điều này cho thấy bạn rơi vào rối loạn chuyển động, cần phải thay đổi vị trí đặt chân khi nằm trên giường để ngăn chặn rối loạn giấc ngủ.
Theo NINDS, 10% người trưởng thành ở Hoa Kỳ có thể bị RLS. Và mặc dù xảy ra ở cả nam và nữ, tỷ lệ mắc ở phụ nữ tăng gấp đôi nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai. "Một nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy 15% phụ nữ có RLS trong 3 tháng đầu của thai kỳ, và 23% trong 3 tháng cuối của thai kỳ", Lisa Medalie cho hay.
Không có phương pháp chữa bệnh cho RLS nhưng bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát hiện tượng này như thay đổi lối sống, sử dụng thuốc men, tránh caffeine, rượu, thuốc lá, tập luyện vừa đủ…
Nếu bạn có những chuyển động như cú đá chân, trườn người vặn vẹo phải trái liên tục rất có thể bạn đang bị rối loạn giấc ngủ.
Bạn không có khả năng duy trì giấc ngủ thường xuyên/ dậy đúng giờ khi báo thức?
Bên cạnh việc sử dụng đồng hồ báo thức mỗi ngày thường xuyên, cơ thể mỗi người cũng có thể tỉnh giấc đúng giờ mà không cần sự trợ giúp của đồng hồ báo thức. Đây được gọi là nhịp sinh học, giống như một chiếc đồng hồ thực sự, và đôi khi vượt ra khỏi sự kiểm soát của chúng ta. Nếu bạn không có khả năng duy trì giấc ngủ thường xuyên, hoặc không tự dậy đúng giờ bình thường, hoặc không dậy đúng giờ khi đã được báo thức có nghĩa là bạn đã bị rối loạn giấc ngủ sinh học (CRSD).
Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ sinh học, do đó, điều quan trọng là bạn phải cho bác sĩ của mình biết lý do giấc ngủ bị gián đoạn dù là lịch làm việc, thời giant hay đổi thường xuyên… Vì giấc ngủ bất thường sẽ làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và nhiều bệnh khác.
Ngoài việc kê thuốc theo toa, thuốc ngủ và các chất bổ sung melatonin, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên thay đổi hành vi như tránh caffein trước khi đi ngủ, giảm thiểu phơi nhiễm với các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng mạnh (điện thoại di động, máy tính…), tập thể dục thường xuyên, sử dụng hộp đèn để dễ ngủ hơn…
Ngoài việc kê thuốc theo toa, thuốc ngủ và các chất bổ sung melatonin, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên thay đổi hành vi như tránh caffein trước khi đi ngủ.
Bạn phát ra tiếng thở hổn hển, thở dốc khi đi ngủ?
Ngáy ngủ có thể khiến những người ngủ cùng bạn thấy khó chịu nhưng hoàn toàn không gây hại sức khỏe. Nhưng nếu bạn cảm thấy khó thở vào ban đêm, thở hổn hển, thở dốc khi đi ngủ thì bạn cần đặc biệt chú ý. Ngưng thở khi ngủ là chỉ hiện tượng rối loạn hô hấp khi ngủ, khi đó đường thở không được thông, khiến bạn thở hổn hển, nghẹt mũi, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Chưa hết, theo Medalie, hiện tượng này có thể gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như cao huyết áp, tiểu đường type 2, đột quỵ. "Phụ nữ bị ngưng thở khi ngủ chiếm 25%. Hiện tượng này thường đi kèm với tăng cân và suy tim ở phụ nữ sau mãn kinh", MEdaile nói.
Theo Viện Tim, Phổi, Máu Quốc gia Hoa Kỳ, để điều trị thành công nhất chứng ngưng thở khi ngủ, bạn cần đeo ống chuyên dụng, sử dụng thiết bị thở hoặc phẫu thuật.
"Nói đến thói quen ngủ của bạn với bác sĩ để kiểm tra hàng năm và bất cứ khi nào bạn bị ốm. "Đừng dựa dẫm quá lâu vào thuốc ngủ, có rất nhiều cách để điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả hơn", Oexman khẳng định.
(Nguồn: Pre, Health)
rối loạn giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ, đồng hồ sinh học