Sức khỏe

Mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34 và những gì người phụ nữ này đã làm để chiến thắng bệnh tật

Vào năm 32 tuổi, cánh tay trái của Tonya Walker bỗng dừng hoạt động khi cô đang đi bộ. Cô không thể cử động linh hoạt cánh tay trái kể từ ngày ấy và được chẩn đoán bệnh Parkinson.

"Ban đầu, tôi nghĩ đó là do chấn thương xảy ra khi tập luyện. Gần đây, tôi cố gắng tập luyện yoga và một vài bộ môn khác mà mình không thường xuyên tập luyện. Vì vậy, tôi nghĩ mình đã gặp vấn đề chấn thương cơ bắp. Nhưng khi những chuyển động trong tập luyện không còn như trước, tôi đã nhận ra có cái gì đó không ổn", Tonya Walker (một luật sư làm việc tại Mỹ) kể.

Tháng 2 năm 2006, Walker đến gặp bác sĩ thăm khám chính của mình và được chẩn đoán bị đa xơ cứng. Vì vậy, ông đã đưa cô đến gặp một bác sĩ thần kinh học. Nhưng vị bác sĩ này lại cho rằng cô có khả năng mắc bệnh Parkinson.

Mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34 và những gì người phụ nữ này đã làm để chiến thắng bệnh tật - Ảnh 1.

Tháng 2 năm 2006, Walker đến gặp bác sĩ thăm khám chính của mình và được chẩn đoán bị đa xơ cứng.

"Tôi không thể tin đó là sự thật. Cả tôi lẫn chồng đều không chấp nhận nếu đó là sự thật. Chúng tôi cùng ngồi đó, lắng nghe mà không nghĩ sẽ phải đối mặt với căn bệnh sau này". Mới dừng lại ở việc chẩn đoán, vị bác sĩ này không ép Tonya phải dùng thuốc điều trị bệnh ngay. Tonya muốn có một gia đình nhỏ nên bác sĩ khuyên cô nên có con ngay, và bảo cô hãy quay lại sau khi đã sinh con. Vào thời điểm đó, ngoài các xét nghiệm thể chất, cách duy nhất để chẩn đoán bệnh Parkinson là dùng thuốc điều trị bệnh. Nếu chúng phát huy tác dụng thì chắc chắn bạn đã mắc phải bệnh Parkinson.

Vì vậy, Tonya đã tiếp tục duy trì cuộc sống với các triệu chứng của bệnh mà không dùng một viên thuốc nào. Thời gian ngắn sau đó, cô mang thai. Thật không may mắn, sự gia tăng của các hormone trong thai kỳ khiến căng cứng khớp thêm nghiêm trọng. Cô thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi cùng cực, rối loạn giấc ngủ cũng làm tình trạng sức khỏe thêm tồi tệ hơn. Cô thậm chí còn không thể tự mặc quần áo mà phải nhờ vào sự trợ giúp của chồng.

Sau khi con trai chào đời vào tháng 6 năm 2007, Tonya đã quay trở lại gặp vị bác sĩ năm nào. Bác sĩ bắt đầu tiến hành cuộc kiểm tra, chẩn đoán thực sự và chính thức xác nhận điều ông cũng như Tonya nghi ngờ bấy lâu nay: Cô đã bị bệnh Parkinson.

Mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34 và những gì người phụ nữ này đã làm để chiến thắng bệnh tật - Ảnh 2.

Tonya được chẩn đoán bệnh Parkinson không chắc chắn năm 34 tuổi.

Cuộc đấu tranh chấp nhận mắc bệnh

Theo Tổ chức Bệnh Parkinson, vì bệnh rất hiếm khi được chẩn đoán ở tuổi của Tonya (khoảng 10% trong số 1 triệu người Mỹ dưới 50 tuổi mỗi năm). Do đó, 2 vợ chồng Tonya đều vô cùng sửng sốt, không thể chấp nhận sự thật này.

Theo Tonya, hiện nay chúng ta đang thiếu thông tin nghiêm trọng về tình trạng bệnh Parkinson ở giai đoạn tuổi thanh thiếu niên. Rất nhiều bạn trẻ đang mắc chứng rối loạn chuyển động mãn tính mà không hay biết. Bất cứ khi nào cô cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ của mạng, các bài báo, chủ đề thảo luận về căn bệnh này thì đều thất vọng vì không có đối tượng trẻ tuổi. Điều đó càng làm cho Tonya trở nên căng thẳng và triệu chứng bệnh ngày một tệ hơn, cô và chồng cũng không có thời gian bàn nhiều về căn bệnh này, trước khi cô được chẩn đoán chính xác.

"Tôi bận rộn với công việc của một luật sư và anh ấy cũng vậy, vì vậy chúng tôi cứ tập trung vào công việc là lại quên đi tất cả những lo lắng, muộn phiền. Tôi không nói với bất cứ ai tình trạng của bản thân, ngoại trừ gia đình mình. Ngoài ra, không thể chia sẻ cùng ai vì không biết nói gì, chẩn đoán bệnh ở mức nào…", Tonya giải thích.

Mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34 và những gì người phụ nữ này đã làm để chiến thắng bệnh tật - Ảnh 3.

Theo Tonya, hiện nay chúng ta đang thiếu thông tin nghiêm trọng về tình trạng bệnh Parkinson ở giai đoạn tuổi thanh thiếu niên.

Sau khoảng 1 năm điều trị, bác sĩ bắt đầu hạ liều thuốc cho Tonya để giảm bớt một số tác dụng phụ tiêu cực mà cô phải trải qua, như việc tập luyện quá mức. Thật không may, điều đó dẫn đến chuyện căng cứng cơ hơn nữa ở phần bên trái cơ thể. "Ngón tay tôi co quắp lại và cánh tay thì cứng đơ, gần như bị đột quỵ", Tonya chia sẻ.

Cô cũng nhận thấy rất nhiều phản ứng chậm chạp của cơ thể. "Bộ não nói với cơ thể hãy di chuyển đi nhưng dường như cơ thể tôi vẫn đứng trên mặt đất. Điều đó khiến tôi vô cùng bực bội và không muốn đi làm. Tôi rơi vào trạng thái trầm cảm", Tonya nhớ lại.

Động lực thôi thúc quay trở lại như xưa

Vào một lần suýt chết trong năm 2013, Tonya mới nhận ra rằng mình không thể mãi sống trong bộ dạng như thế này. Trong một lần lái xe chở con trai 5 tuổi, chân phải của cô đột nhiên cứng đơ. Điều ấy khiến cô phải chuyển sang lái xe với chân trái một cách khó khăn. Sự việc lần ấy khiến cô vô cùng lo sợ vì có thể gây nguy hiểm tính mạng con trai, cho chính mình và có thể gây hại nhiều người xung quanh.

Vào tháng 10 năm 2013, bác sĩ đã đưa cô vào danh sách kích thích sâu não bộ. Trong đó, bác sĩ sẽ cấy ghép cấy ghép các điện cực vào một phần của não để kiểm soát chức năng vận động và đặt một máy phát xung lực ở ngực để gửi tín hiệu điện cho các điện cực. Tất cả những điều này đã làm giảm triệu chứng bệnh đáng kể vào lần sinh nhật thứ 40 của cô. Và Tonya biết mình đã quyết định đúng đắn.

Mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34 và những gì người phụ nữ này đã làm để chiến thắng bệnh tật - Ảnh 4.

Vào một lần suýt chết trong năm 2013, Tonya mới nhận ra rằng mình không thể mãi sống trong bộ dạng như thế này.

Phẫu thuật não đòi hỏi Tonya hoàn toàn tỉnh táo để đánh giá phản ứng, đảm bảo kích hoạt đúng phần não bộ. Sau khi khoan một lỗ nhỏ, các bác sĩ chèn điện cực trước khi kích hoạt neurostimulator. Tonya giống như người được bước ra ánh sáng, chân trái hoàn toàn thả lỏng và bàn tay, ngón tay đã cử động linh hoạt. Cô cảm thấy mình hoàn toàn trở về con người khi xưa. 1 tháng sau đó, cô đã làm việc bình thường. Cô cũng tham gia vào chương trình The Shoe Maven từ tháng 5 năm 2014 nhằm nâng cao nhận thức của người trẻ tuổi về bệnh Parkinson.

Nhưng thật không may, sau 6 tháng phẫu thuật thành công, phần cơ thể bên phải của Tonya bắt đầu trải qua những vấn đề tương tự. Vì vậy, vào tháng 4 năm 2015, cô quay trở lại làm việc với thiết bị được cấy bên não phải.

Khám phá lại tình yêu với tập luyện

Kể từ đó, triệu chứng của bệnh Parkinson ngày càng giảm xuống, trước khi Tonya phải uống hơn 20 viên thuốc thì nay chỉ còn 9 viên mỗi ngày. Sau đó, cô đã tìm lại niềm đam mê với tập luyện. Tonya chia sẻ: "Trước khi phẫu thuật, tôi luôn trong tình trạng kiệt sức mặc dù biết tập thể dục đã giúp tôi giảm bớt những triệu chứng co giật của bệnh Parkinson mà không thể làm gì. Nhưng bây giờ tôi có năng lượng, tôi có thể chơi bên ngoài với con trai, đi xe đạp, chạy mà không phải lo lắng".

Mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34 và những gì người phụ nữ này đã làm để chiến thắng bệnh tật - Ảnh 5.

Sau phẫu thuật thành công, Tonya tiếp tục với đam mê tập luyện của mình.

Tuy nhiên, thật khó có thể dự đoán được điều gì có thể xảy ra trong thời gian dài với sức khỏe của Tonya. "Hy vọng của tôi là có phương pháp chữa triệt để bệnh Parkinson. Khi ấy, tôi sẽ dậy sớm mỗi ngày, chọn niềm vui cho bản thân và không quên cảm tạ Chúa đã ban cho mình những điều tuyệt vời", Tonya tâm sự.

Và đối với những người sống chung với bệnh Parkinson, Tonya muốn nhắn nhủ, chỉ 3 từ: "đừng bỏ cuộc". "Bạn cần phải chiến đấu mỗi ngày bởi vì nó sẽ cố gắng để lấy đi sự sống từ bạn mỗi ngày. Cuộc sống không chấm dứt kể cả khi bạn mắc bệnh Parkinson, và bạn không cô đơn trong trận đấu này", Tonya nói.

(Nguồn: Pre)

aFamily

bệnh trẻ hóa, Tonya Walker, cảnh giác bệnh ở tuổi trưởng thành, bệnh Parkinson


      © 2021 FAP
        1,125,411       123