Sức khỏe

Sai lầm ai cũng mắc khi ngủ dậy không làm động tác này

Bài tập khởi động ngay sau khi ngủ dậy của Giáo sư, võ sư Lương Ngọc Huỳnh dưới đây sẽ giúp mọi người có được ngày mới khỏe khoắn.

Bạn hoàn toàn có thể phòng chống đột quỵ, đau đầu bằng những động tác đơn giản.- Chỉ vài động tác đơn giản sau khi ngủ dậy dưới đây sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ, nhức mỏi, co cơ vai gáy, thoát vị đĩa đệm…

VS Lương Ngọc Huỳnh, thời tiết đầu xuân nóng lạnh thất thường khiến cho người lớn tuổi mệt mỏi hơn. Mọi người nên tập luyện, ăn uống điều độ, đi ngủ trước 11h đêm, thức dậy sau khi bình minh lên được 30 phút và thực hiện bài tập tự vận động dưới đây để đảm bảo sức khỏe.

Hầu hết chúng ta đều sai lầm ngay sau khi tỉnh dậy, đó là không làm nóng cơ thể. Điều đó khiến cơ thể dễ bị nhức mỏi, co cơ vai gáy, thoát vị đĩa đệm, chèn ép thần kinh thậm chí đột quỵ…

Bài tập khởi động ngay sau khi ngủ dậy của Giáo sư, võ sư Lương Ngọc Huỳnh (Trưởng môn phái Lâm Sơn Động) dưới đây sẽ giúp mọi người có được ngày mới khỏe khoắn, phòng được các bệnh nói trên.

Xem clip bài tập khởi động khi ngủ dậy:

Sai lầm ai cũng mắc khi ngủ dậy không làm động tác này - Ảnh 2.

Theo GS-VS Lương Ngọc Huỳnh, thời tiết đầu xuân nóng lạnh thất thường khiến cho người lớn tuổi mệt mỏi hơn. Mọi người nên tập luyện, ăn uống điều độ, đi ngủ trước 11h đêm, thức dậy sau khi bình minh lên được 30 phút và thực hiện bài tập tự vận động dưới đây để đảm bảo sức khỏe.

“Đánh thức” phần đầu, trán, cơ mặt

- Xoa hai bàn tay vào nhau để làm nóng khoảng 30 giây.

- Đưa tay lên trán vuốt lên đỉnh đầu, ra sau gáy và cổ liên tục từ 7-9 lần nhằm đánh thức các dây thần kinh trung ương hoạt động lại.

- Lấy các đầu ngón tay chải đầu từ trán qua đỉnh đầu ra sau cổ, làm 5-7 lần.

- Tiếp tục xoa tay nhẹ, làm ấm, vuốt hai bên trán từ huyệt ấn đường từ trên lông mày kéo sang hai bên thái dương, nhằm lưu thông khí huyết và giảm nếp nhăn của trán. Lặp lại 10 lần.

- Kéo nhẹ hai đầu ngón tay từ ấn đường xuống sống mũi sang hai bên thái dương.

- Đặt tay ở hai mí mắt dưới kéo sang hai bên, để làm giảm bọng mắt, tác động trực tiếp vào các giác mạc làm cho mắt sáng hơn (chỉ vuốt ở phía dưới, không vuốt mí trên, gây sụp mí).

- Lấy đầu ngón tay vuốt từ đuôi mắt lên 2 đuôi lông mày.

- Tiếp tục dùng cả lòng bàn tay áp sát má, vuốt từ khóe mũi sang hai bên.

Làm nóng vai, cánh tay

- Xoa tay nóng, tay phải để lên vai trái, tay trái buông xuôi thả lỏng, tay phải vuốt nhẹ nhàng từ từ vai xuống tay trái, cảm nhận luồng khí từ cánh tay xuống bàn tay, vuốt mặt trước và mặt sau của tay, lặp lại tương tự với bên kia.

Khởi động đôi chân

- Tư thế ngồi một chân duỗi một chân co, hay bàn tay xoa vào nhau làm ấm, sau đó vuốt từ đùi xuống suốt cả chân, các đầu ngón chân được làm ấm, lưng đồng thời sẽ được luyện tập. Lặp lại 10 lần. Đổi bên với chân kia.

- Co chân, hai lòng bàn chân áp vào nhau, hai tay vuốt hai đầu gối, lặp lại 5 lần, vỗ nhẹ.

- Giữ nguyên tư thế, ngửa lòng bàn chân, hai tay vuốt mạnh 10 lần huyệt dũng tuyền làm nóng gan bàn chân.

- Úp bàn chân lại, tay cầm 10 đầu ngón chân.

- Xoay các đầu ngón tay, vuốt các ngón tay rồi thả lỏng.

- Bước xuống giường, đặt mũi bàn chân tiếp đất trước, sau đó mới tiếp xúc cả bàn chân, thực hiện kiễng bàn chân lên xuống khoảng 10 lần. Làm tăng trương lực cơ, vận động các cơ, các gân, rồi vung tay từ trước ra sau.

- Đặt tay ngang ngực chân rộng ngang vai, xoay nhẹ người sang hai bên, hít hơi thật sâu.

Những động tác khởi động trên sẽ tác động tốt đến hệ thần kinh ngoại biên và thực vật. Làm nóng cơ thể trước khi ngủ dậy, phòng và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ, huyết áp cao, tốt cho mọi người đặc biệt là người già.

Sai lầm ai cũng mắc khi ngủ dậy không làm động tác này - Ảnh 3.

Dân văn phòng tập thở thông lục phủ ngũ tạng

Theo GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh, đây là cách thở giúp đả thông toàn bộ lục phủ ngũ tạng, lưu thông khí huyết và đặc biệt tốt với những người phải ngồi nhiều.

Sai lầm ai cũng mắc khi ngủ dậy không làm động tác này - Ảnh 4.
aFamily

đột quỵ, thoái hóa đốt sống cổ, bài tập sau khi ngủ dậy, động tác chữa bệnh


      © 2021 FAP
        1,127,718       645