Sức khỏe

Chị em lưu ý: Nếu ngực như thế này sẽ có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 2 lần

Theo một nghiên cứu mới, những phụ nữ có ngực dày gấp 2 lần nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người có nhiều mô ngực dày sẽ có khả năng nhiều gấp hai lần nguy cơ mắc phải bệnh ung thư vú. Mô vú gồm các ống dẫn sữa, các tuyến, các mô vú dày đặc và mô mỡ.

Hiện nay, dấu hiệu này được coi là dấu hiệu dễ phát hiện ra bệnh nhất - thậm chí dấu hiệu này còn mạnh hơn cả yếu tố tiền sử gia đình.

Các chuyên gia cho hay mô dày đặc làm cho các khối u khó bị phát hiện trên nhũ ảnh và điều này cũng có nghĩa rằng phụ nữ nên tìm phương pháp khám sàng lọc mới để có thể phát hiện ra được bệnh kịp thời.

Chị em lưu ý: Nếu ngực như thế này sẽ có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 2 lần - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu tới từ đại học California, San Francisco, đã kiểm tra dữ liệu của hơn 18.000 phụ nữ bị ung thư vú và hơn 184.000 phụ nữ ở cùng độ tuổi không có dấu hiệu ung thư.

Mỗi người phụ nữ sẽ được xếp vào 1 trong 4 kiểu ngực dựa vào mật độ của mô vú: Mô vú gần như hoàn toàn là chất béo, mô vú chủ yếu là chất béo, mô vú đặc vừa phải và mô vú dày đặc.

Sau đó, họ xem xét một số yếu tố nguy cơ đã biết trước đó: Cân nặng, tiền sử gia đình và người có con đầu sau tuổi 30.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng 39% các trường hợp ung thư vú trước khi mãn kinh có thể được ngăn chặn nếu họ thuộc nhóm người có ít mô vú dày đặc.

Kết quả này cũng tương tự nhưng ít hơn 1/4 ở nhóm người tiền mãn kinh.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Natalie Engmann cho biết: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng kiểm tra mật độ mô vú là điều rất quan trọng vì khả năng chữa trị bệnh có thể ngăn chặn được nếu biết được điều này".

Chị em lưu ý: Nếu ngực như thế này sẽ có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 2 lần - Ảnh 2.

Hiện nay, chụp nhũ ảnh vẫn là phương pháp phổ biến để chẩn đoán các bệnh lý ở tuyến vú ở phụ nữ. Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ thuộc nhóm người có kiểu ngực dày - kiểu ngực khiến cho các khối u trở nên khó bị phát hiện thì phương pháp này giảm dần đi sự hiệu quả. Lí do là vì các mô dày đặc là dạng rắn cho nên máy chụp rất khó quét qua.

Người ta ước tính rằng khoảng 60 % số người trẻ và gần một nửa số phụ nữ lớn tuổi có mô ngực dày đặc nhưng không có nhiều người trong số họ biết làm gì để giảm mật độ mô dày đặc.

Tamoxifen là một loại thuốc có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư và làm giảm mật độ mô dày đặc, nhưng nó lại đi kèm với các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tăng cân sẽ có khả năng làm tăng các mô mỡ ở ngực và mật độ mô dày đặc sẽ thấp hơn, nhưng béo phì lại là một yếu tố gây nên nguy cơ của nhiều loại bệnh ung thư khác. Chính vì vậy, mà hơn hết, bạn nên đi kiểm tra thường xuyên sức khỏe của mình để có được những lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn để nhận được sự điều trị hiệu quả nhất.

(Nguồn: DailyMail)

aFamily

Ung thư vú, Bệnh ung thư, bệnh ung thư vú, Dấu hiệu ung thư


      © 2021 FAP
        1,134,719       303