Nếu bạn bị chảy máu nướu răng, hơi thở bốc mùi, rất có thể bạn đã bị viêm nha chu và nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến trí não.
Viêm nha chu hình thành trong miệng như thế nào?
Người Trung Quốc tin rằng bệnh tật là do từ miệng vào và họ sợ ăn phải đồ ăn không sạch sẽ. Nếu trái cây dính sương muối, họ sẽ dùng bột mì để rửa. Nếu rau củ có thuốc trừ sâu, họ sẽ ngâm trong nước muối để khử độc.
Thật ra vi khuẩn trong rau củ và trái cây ít hơn nhiều so với khoang miệng của chúng ta. Khoang miệng được coi là ổ vi khuẩn, chỉ đứng thứ hai sau đường ruột. Mỗi phút mỗi giây vi khuẩn trong khoang miệng sẽ sinh sôi nảy nở. Số lượng vi khuẩn ngày càng nhiều và trở nên "hung hăng" hơn bao giờ hết.
Viêm nha chu gây ảnh hưởng không nhỏ đến não bộ của bạn.
Không những "đóng quân" ở trên răng, vi khuẩn còn hình thành cả những mảng ố vàng. Chúng gây mất thẩm mỹ và lấn chiếm vị trí của nướu. Lúc này hệ thống miễn dịch sẽ cử ra một đội quân để phản kích lại vi khuẩn. Một trận chiến sẽ diễn ra bên trong khoang miệng của chúng ta. Đợt tấn công như vũ bão, lực lượng đôi bên sẽ công kích dữ dội bên trong nướu, khiến nướu bị sưng tấy hay còn gọi là bị viêm.
Thế là hơi thở của chúng ta không những bốc mùi, ngay cả việc đánh răng, cắn quả táo cũng có thể chảy máu.Vi khuẩn vừa đánh nhau với hệ thống miễn dịch, vừa cố gắng bành trướng và phá hoại, theo thời gian mảng ố vàng sẽ biến thành cao răng, khiến cho nướu không có chỗ bám, hậu quả là răng lung lay và rụng.
Đa phần lứa tuổi trưởng thành đều vì nguyên nhân này mà răng rơi rụng.
Nếu bạn chỉ có triệu chứng như chảy máu nướu răng, hơi thở bốc mùi, vậy là còn may, bởi bạn chỉ bị viêm nướu, bạn cần đến ngay bác sĩ nha khoa để điều trị và nướu có thể hồi phục lại như ban đầu. Trong y khoa gọi đây là bệnh viêm nha chu.
Nếu không điều trị kịp thời thì răng sẽ rơi rụng dần.Nếu tính diện tích bề mặt trải phẳng khi nướu bị viêm của bệnh nhân viêm nha chu, nó sẽ tương đương với kích thước lòng bàn tay của người trưởng thành, diện tích viêm loét lớn và nơi nào cũng là vi khuẩn.
Viêm nha chu tác động đến não bộ như thế nào?
Đáng sợ hơn, tình trạng viêm loét này có liên quan đến các bệnh ở mạch máu của tim, não, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khớp xương và các cơ quan bên trong cơ thể.
Có thể bạn nghĩ rằng chảy máu là do đánh răng, nhưng có khả năng là vi khuẩn đã sớm tấn công vào mạch máu của bạn. Ví dụ bạn gặp vấn đề về tim nhưng có thể được chỉ định đến khoa răng miệng để điều trị. Những trường hợp như vậy các bác sĩ nha khoa đã từng gặp.
Có một nghiên cứu về não liên quan đến bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, các nhà khoa học phát hiện, nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do vi khuẩn của bệnh viêm nha chu, bởi vì khi nướu bị viêm có thể hủy hoại khả năng nhận thức của bộ não.
Nếu trước 35 tuổi, một nửa số răng của bạn đã rơi rụng do bệnh viêm nha chu, vậy nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi cao tuổi sẽ tăng gấp 1,7 lần. Nếu trong khoảng 50 đến 60 tuổi, hơn một nửa số răng của bạn đã rơi rụng, vậy nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi cao tuổi sẽ tăng gấp 2,6 lần.
Mỗi ngày đánh răng đều đặn 2 lần, tại sao vẫn mắc bệnh viêm nha chu?
Bởi vì chúng ta đánh răng chỉ khoảng vài phút, còn mảng bám vốn đã tích tụ ngay trong khoang miệng, nó sẽ không ngừng tích tụ vào mỗi ngày, chúng ta không thể nào cứ vài phút lại đi đánh răng, cho nên chúng ta chỉ còn cách đều đặn đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, điều này sẽ giúp ngăn chặn hình thành mảng bám và vi khuẩn sinh sôi.
Thời gian càng dài, mảng bám sẽ tích tụ và tạo thành cao răng rất cứng, nó giống như vết cáu bẩn của ấm nước, bạn chùi rửa thế nào cũng khó tẩy sạch.
Bởi vậy bạn nên định kỳ đến bác sĩ nha khoa để lấy cao răng, khi lấy đi "thành trì" của vi khuẩn thì hệ thống miễn dịch mới có thời gian để nghỉ ngơi.
Nếu bạn trì hoãn thời gian lấy cao răng thì vi khuẩn sẽ càng sinh sôi và gây hại, không sớm thì muộn, bệnh viêm nha chu sẽ xảy ra.
rụng răng, sức khỏe não bộ, sức khỏe răng miệng, viêm nha chu