Sức khỏe

Lãnh hậu quả nặng nề vì một thói quen nhai từ trẻ em cho đến người lớn thường mắc

Nhai một bên hàm là thói quen thường thấy ở nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Nhưng ít ai biết rằng thói quen này sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề.

1. Răng bị mài mòn "gấp đôi"

Mặc dù rất cứng rắn, nhưng hàm răng của chúng ta mỗi ngày đều phải nhai nuốt thực phẩm nhiều lần. Hoạt động này được duy trì hằng ngày và kéo dài tới hàng thập kỷ, nên dù có bền chắc tới đâu, hàm răng vẫn bị mài mòn.

Khi nhai đều cả hai bên hàm, răng bị mài mòn một cách đều đặn và đối xứng. Điều đó đồng nghĩa với việc răng sẽ không ngừng thấp và xấu đi theo tuổi tác.

Tuy nhiên, đối với những người có thói quen nhai một bên hàm, răng sẽ bị mài mòn mất đối xứng. Cụ thể, đối với bên hàm thường xuyên được dùng, tốc độ mài mòn sẽ cao gấp đôi so với bên hàm ít được dùng để nhai.

Hàm răng bị hao mòn quá độ và lệch lạc sẽ khiến chức năng nhai nuốt kém hiệu quả.

Ví dụ: Trước kia, bạn chỉ cần nhai 5 lần là có thể nuốt thức ăn, thì với thói quen nhai một bên hàm, sau này bạn sẽ phải nhai tới 10 lần hoặc nhiều hơn mới có thể thực hiện động tác nuốt xuống.

Ngoài ra, việc nhai lệch một bên hàm còn có thể khiến răng trở nên "lộn xộn". Nguyên nhân bởi bên răng thường dùng sẽ ngày càng mòn, thấp.

Trong khi đó, các răng bên hàm ít nhai vẫn giữ nguyên được kích cỡ. Sự mất cân đối này sẽ dễ dẫn tới tình trạng răng bị xô lệch, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới khả năng nhai.

Lãnh hậu quả nặng nề vì một thói quen nhai từ trẻ em cho đến người lớn thường mắc - Ảnh 1.

Thói quen nhai một bên hàm gây ảnh hưởng trực tiếp tới hàm răng, đặc biệt là khiến răng bị mài mòn một cách lệch lạc. (Tranh minh họa).

2. Lệch mặt

Nhai một bên hàm trong thời gian quá lâu sẽ khiến cơ quai hàm chỉ phát triển ở một bên. Trong khi đó, cơ quai hàm bên kia sẽ bị co lại, dẫn tới mặt có dấu hiệu bị "lệch", nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới lệch cả sống mũi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

3. Tổn thương răng

Thói quen nhai một bên hàm sẽ khiến răng bên thường nhai bị mòn, răng bên không nhai bị đóng vôi.

Điều này sẽ vô tình tạo thành môi trường thích hợp để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, đồng thời tiết ra các độc tố làm hư hại men răng hoặc làm hỏng mô nâng đỡ răng, dẫn tới sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, thậm chí làm ảnh hưởng tới tủy răng.

4. Tổn thương khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm có vai trò giúp chúng ta thực hiện các động tác như há miệng, ngậm miệng. Mọi hoạt động như ăn, nói, ngáp… đều cần tới bộ phận quan trọng này.

Khi nhai lệch một bên, khớp thái dương hàm sẽ mòn dần và không đều ở hai bên, dễ dẫn tới tình trạng sai khớp, hoặc há miệng sẽ nghe thấy âm thanh khớp xương va chạm.

Nếu tình trạng này kéo dài, khớp thái dương hàm có thể bị rối loạn, đau đớn, thậm chí khiến người bệnh không đóng, mở được miệng một cách bình thường.

Lãnh hậu quả nặng nề vì một thói quen nhai từ trẻ em cho đến người lớn thường mắc - Ảnh 2.

Do đặc trưng về vị trí, khớp thái dương hàm cũng là một trong những bộ phận dễ dàng bị ảnh hưởng do thói quen nhai lệch. (Tranh minh họa).

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhai lệch

1. Khuyết thiếu răng: Nếu một bên hàm không có đầy đủ răng, cơ thể của bạn sẽ hình thành thói quen nhai về bên còn lại.

2. Đau răng: Một bên hàm xuất hiện răng đau đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy đau đớn nếu bị kích thích vào bên hàm đó. Để tránh cảm giác đau đớn, nhiều người thường chọn cách nhai về bên còn hàm còn lại.

3. Bệnh lý: Tình trạng viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng xuất hiện ở một bên hàm cũng là một trong những lý do dẫn tới tình trạng nhai lệch.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, kích cỡ, độ cứng mềm của thức ăn cũng là một trong những nguyên do khiến chúng ta nhai lệch.

Đối với trường hợp mới bị nhai lệch, hoặc nhai lệch do những nguyên nhân bệnh lý tạm thời, bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh cho tới khi tình trạng nhai bình thường trở lại.

Tuy nhiên, nếu nhai lệch đã trở thành thói quen kéo dài và xuất hiện hậu quả đối với sức khỏe, bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

*Theo Health Huanqiu

aFamily

sức khỏe răng miệng, lệch mặt, nhai một bên hàm, thói quen nhai


      © 2021 FAP
        1,135,676       286