Sức khỏe

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới

Bạn có biết số lượng người mắc bệnh tim mạch đã tăng hai phần ba trong vòng một thế kỷ qua?

Khác với suy nghĩ của nhiều người, số lượng phụ nữ mắc những bệnh liên quan tới tim mạch cao không kém nam giới. Tuy không chịu nhiều các yếu tố như thuốc lá, rượu bia, căng thẳng hoặc những hoạt động cường độ cao gây áp lực cho tim nhưng nữ giới vẫn trải qua những vấn đề nội tiết tố trong quá trình mang thai hoặc mãn kinh.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới - Ảnh 1.

Tất cả những vấn đề này đều gây nên tác động xấu, góp phần gia tăng những vấn đề tim mạch. Dưới đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim đối với nữ giới mà có thể bạn không ngờ tới :

Mang thai muộn

Quyết định mang thai khi đã lớn tuổi có thể gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), những tế bào nội mô nằm bên trong thành mạch sẽ dần xuống cấp theo thời gian. Sự suy giảm chức năng của tế bào này khiến những thành mạch mất đi độ dẻo dai và không còn chịu được nhiều áp lực như khi bạn còn trẻ.

Đi kèm với việc mang bầu, những mạch máu trong cơ thể thường xuyên bị chèn ép và căng giãn và chỉ cần bạn sở hữu tỉ lệ cholesterol tương đối cao, những hiểm họa về tim sẽ nhanh chóng tìm đến với bạn. Bên cạnh đó, những mảng xơ vữa cũng sẽ hình thành trong các thành mạch theo thời gian, làm gia tăng áp lực máu và dẫn đến huyết áp cao. Việc biến đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai cũng xáo trộn hoạt động của hệ tuần hoàn, đóng góp nguy cơ cho bệnh tim mạch.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới - Ảnh 2.

Làm ca

Nếu bạn là một chuyên viên tư vấn điện thoại hoặc trực tổng đài thì sẽ rất quen thuộc với khái niệm làm ca. Tuy nhiên, Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) khuyến cáo nữ giới cần phải cực kỳ cẩn trọng khi quyết định làm việc vào khung giờ thất thường bởi làm việc quá muộn vào buổi đêm có thể gia tăng nguy cơ tim mạch.

Không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ và thói quen sinh hoạt hàng ngày, thời gian làm đêm còn đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể và gia tăng hàm lượng hormone gây nên stress. Đi kèm với sự xáo trộn này, những cơn stress kéo dài khiến cơ thể ức chế, đồng thời sản sinh cytokines - một loại hóa chất gây hại cho thành mạch. Đây là nguyên nhân khiến cho áp lực máu tăng cao và dẫn tới tai biến.

Những vấn đề về nội tiết

Theo thống kê của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Hoa Kỳ), những phụ nữ trong giai đoạn từ 20 đến 30 tuổi vẫn thường gặp những vấn đề liên quan tới tim mạch. Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ) cho hay, số liệu này chứng minh không chỉ phụ nữ có tuổi mới sở hữu các vấn đề tim mạch mà những phụ nữ trẻ tuổi cũng không ngoại lệ. Cũng theo tiến sĩ Gohara, tình trạng mất cân bằng hormone hoặc suy giảm hoạt động của tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, nếu bạn mắc một số bệnh như tiểu đường, béo phì, nguy cơ mắc những bệnh về tim cũng gia tăng hơn cả. Những bệnh này đều ảnh hưởng xấu tới cơ thể, làm thay đổi hàm lượng hormone, khiến cơ thể khó thích ứng và dễ dàng rơi vào tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới - Ảnh 3.

Thiếu chất

Thiếu chất trong giai đoạn mãn kinh hoặc mang thai cũng có thể là nguyên nhân đẩy bạn đến gần hơn với những cơn đau tim. Các chuyên ngành y khoa thường khuyến cáo nữ giới nên bổ sung canxi khi đã có tuổi bởi khi đó cơ thể cần một lượng chất khoáng cao bù đắp lượng canxi trong xương đã bị lão hóa.

Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều canxi lại gây nên tình trạng hẹp động mạch do các cặn canxi lắng xuống thành mạch, làm giảm tiết diện lưu thông, gây áp lực máu và gia tăng những vấn đề về tim mạch. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.

Chỉ sử dụng mỡ động vật để nấu nướng

Nếu đang mắc một trong các bệnh như: béo phì, mỡ máu bất thường (triglycerid tăng, LDL tăng, HDL giảm), xơ vữa động mạch, thiểu năng động mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường, thì không nên ăn mỡ động vật, tốt nhất chỉ dùng dầu thực vật và nhiều rau xanh, hoa, củ, quả... Nguyên nhân là chỉ ăn mỡ động vật sẽ khiến các vấn đề tim mạch thêm trầm trọng.

Luga Podesta, dược sĩ kiêm giám đốc trung tâm thể hình St. Charles Orthopedics tại New York (Mỹ) đề xuất nữ giới nên duy trì thực hiện những bài tập đơn giản để cải thiện tuần hoàn trong cơ thể, đặc biệt khi phát hiện thời những vấn đề trên. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới - Ảnh 4.

- Không bao giờ tự uống thuốc mà không có sự chỉ dẫn của các chuyên gia y khoa.

Thường xuyên kiểm tra áp lực thành mạch, huyết áp và lượng đường huyết, ít nhất 6 tháng một lần.

- Không hút thuốc kể cả chủ động lẫn bị động.

- Đi bộ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong một tuần. Bổ sung các bài tập thiền và yoga vào những khoảng thời gian rảnh rỗi trong tuần.

- Thực hiện các bài tập của các chuyên gia y khoa và theo dõi tiến độ hiệu quả để có thể điều chỉnh phương pháp tập luyện hợp lý nhất.

(Nguồn: Thehealthsite)

aFamily

bệnh tim mạch, sức khỏe phụ nữ, đau tim, nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tim mạch ở phụ nữ


      © 2021 FAP
        1,141,420       612