Sức khỏe

Cẩn trọng với những cơn đau ở bắp chân vì nó có thể để lại di chứng nguy hiểm về thần kinh

Bạn có biết những cơn đau chân có thể báo hiệu những vấn đề sức khỏe cực kì nghiêm trọng?

Bất cứ cơn đau nào trên cơ thể đều thể hiện những vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Do đó, những dấu hiệu này không nên bỏ qua mà cần phải cực kì chú ý.

Theo các chuyên gia y khoa, chân là khu vực nhạy cảm trên cơ thể bởi tập trung nhiều đầu dây thần kinh giống như bàn tay. Nếu vô tình bỏ qua, không chú ý tới những cơn đau chân, bạn sẽ không tìm được biện pháp điều trị dứt điểm tận gốc và có thể sẽ phải đối mặt với những tình trạng sức khỏe tồi tệ sau này.

Những hiểm họa sức khỏe mà cơn đau chân đang cố cảnh báo bạn - Ảnh 1.

Dưới đây là một trong số những vấn đề đau chân bạn không nên bỏ qua:

Đau xương cẳng chân

Margaret Hudson, Chuyên viên thể hình tại phòng tập Mount Sinai (Mỹ) cho biết, đau đớn tại khu vực khớp cẳng chân thường gây ra bởi thiếu hụt vitamin D. Tình trạng này cần được xử lý triệt để bằng cách bổ sung lượng vitamin D cho cơ thể.

Những hiểm họa sức khỏe mà cơn đau chân đang cố cảnh báo bạn - Ảnh 2.

Chuột rút

Chuột rút là hiện tượng khó chịu xảy ra khi bạn ngồi một chỗ quá lâu và ít vận động. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn có thể xảy ra kể cả khi bạn vận động thường xuyên. Luga Podesta, dược sĩ kiêm giám đốc trung tâm thể hình St. Charles Orthopedics tại New York (Mỹ) cho biết, trong trường hợp đó, hãy kiểm tra liệu cơ thể của bạn có bị mất nước hay không. Thông thường, thiếu nước và lười vận động là nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này.

Những hiểm họa sức khỏe mà cơn đau chân đang cố cảnh báo bạn - Ảnh 3.

Đau gối

Một trong những cơn đau khó chịu tại khu vực chân là đau khớp gối. Tình trạng này thường gây ra bởi tổn thương khớp nối khu vực đầu gối. Theo Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến chứng viêm khớp mãn tính.

Những hiểm họa sức khỏe mà cơn đau chân đang cố cảnh báo bạn - Ảnh 4.

Đau thần kinh toạ

Cơn đau nhói ở phía sau bắp chân cũng thuộc nhóm những tác động nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Elizabeth M. Pieroth, chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, tình trạng này gây ra do các dây thần kinh vùng hông phải chịu nhiều áp lực và kéo theo cảm giác đau nhói đột ngột.

Nếu không được điều trị kịp thời, hiện tượng này sẽ để lại những di chứng nguy hiểm liên quan tới thần kinh.

Những hiểm họa sức khỏe mà cơn đau chân đang cố cảnh báo bạn - Ảnh 5.

Đau buốt gót chân

Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ) cho hay, gót chân đau buốt như bị cắt bởi vật nhọn dù không có vết thương ngoài da cũng là một trong những tình trạng đáng báo động của sức khỏe. Các chuyên gia cho biết, cần tới những xét nghiệm và theo dõi để biết chắc chắn nguyên nhân và xác định biện pháp trị liệu phù hợp nhất.

Những cơn đau gia tăng tại bắp chân

Đau chân kiều này được ghi nhận thường xảy ra ở trẻ em, trong thời điểm các cơ bắp chân đang phát triển mạnh. Harmony R. Reynolds, dược sĩ kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu cơ khớp thuộc Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York (Mỹ) cho biết, đây có thể là tình trạng cơ thể không cung cấp đủ protein cho khu vực này, dẫn tới các nhóm cơ bị ức chế và gây đau nhức.

Những hiểm họa sức khỏe mà cơn đau chân đang cố cảnh báo bạn - Ảnh 6.

Tê chân

Tê chân cũng là vấn đề đánh dấu tuần hoàn trong cơ thể gặp vấn đề không nhỏ. Nếu thường xuyên vận động mà vẫn gặp tình trạng này, rất có thể bạn đang gặp những rắc rối liên quan tới thần kinh.

Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết, việc trị liệu bằng hóa trị đôi khi cũng gây ra tác dụng phụ khiến vùng chân bạn tê buốt. Tiến sĩ cũng cho biết, đảm bảo tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn hạn chế những tác động tiêu cực này.

Đau nhức bàn chân

Hiện tượng đau nhức bàn chân có thể gây ra bởi việc thiếu hụt những khoáng chất như canxi, kali hoặc magiê. Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), để xử lý vấn đề này, bạn cần điều chỉnh lại khẩu phần, bổ sung thêm các loại khoáng chất vào chế độ dinh dưỡng. Nếu không được xử trí sớm, tình trạng này kéo dài sẽ cản trở những sinh hoạt bình thường và gây nên khó chịu không hề nhỏ.

Các chuyên gia cùng lưu ý, duy trì tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giữ cho các khớp chân của bạn khỏe mạnh, ngăn chặn nhiều nguy cơ mắc bệnh trên. Do đó, ngay từ hôm nay, mỗi người hãy nâng cao ý thức bản thân trong việc ăn uống và tập luyện hơn nữa. Điều này không chỉ giúp bạn chiến đấu với bệnh mãn tính mà còn phòng chống nhiều bệnh khác nhau.

(Nguồn: Boldsky, Mayoclinic)

aFamily

đau chân, dấu hiệu cảnh báo bệnh, tê chân, chuột rút, đau chân cảnh báo sức khỏe


      © 2021 FAP
        1,141,427       662