Sức khỏe

Ung thư cổ tử cung – Bệnh nặng do chủ quan

Theo thống kê được công bố vào tháng 10/2014, tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và 2.500 trường hợp tử vong do ung thư csổ tử cung. Một trong những lý do khiến tỉ lệ mắc bệnh cao là sự chủ quan của chị em với căn bệnh chết người này.

Ung thư cổ tử cung phát triển chậm theo thời gian và thường bắt đầu với những thay đổi bất thường của các tế bào ở cổ tử cung, được gọi là chứng loạn sản. Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus Papilloma (HPV) loại nguy cơ cao (HPV 16, 18, ​​31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 68). Các nghiên cứu tại Việt Nam vào đầu năm 2016 cho thấy, có đến 8-10% dân số nhiễm HPV là thuộc chủng nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người; dùng thuốc tránh thai kéo dài; sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá, uống nhiều rượu… Độ tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là khoảng 30 – 59 tuổi.

Ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng).

Coi thường những triệu chứng điển hình

Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, thống kê công bố tháng 2/2016 cho thấy, mỗi ngày có khoảng 14 người được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, trong đó có 7 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Ung thư cổ tử cung nguy hiểm ở chỗ, bệnh rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng mơ hồ và dễ nhầm lẫn với một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, chị em thường chủ quan không kiểm tra và thăm khám. Kể cả bệnh nhân có đi khám, nếu không khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa, kiểm tra chưa thấy u thì có nhiều khả năng bác sĩ cũng không nghĩ tới bệnh ung thư cổ tử cung. Chỉ khám tầm soát ung thư cổ tử cung mới có thể giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng chỉ những đối tượng nữ giới trên 40 tuổi mới có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể gặp ở những phụ nữ độ tuổi trẻ hơn, thậm chí những phụ nữ trong độ tuổi 20.

Chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, những phụ nữ trẻ không nên chủ quan với bệnh. Bởi vì hiện nay với những thói quen sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động… thì bất kỳ người phụ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Các triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung khá giống với các bệnh phụ khoa, hay các điều kiện bệnh lý khác. Do vậy khi gặp bất cứ triệu chứng nào bất thường dưới đây kéo dài, chị em cần đi khám ngay:

• Chảy máu âm đạo bất thường

• Đau lưng

• Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục

• Táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì

• Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo

• Một chân bị sưng

• Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo

54% bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn

Trường hợp của chị Nguyễn Thị L.T – 55 tuổi, Hải Dương là một ví dụ. Thấy triệu chứng chảy máu âm đạo, người mệt mỏi, đi tiểu khó khăn đã mấy tháng nhưng chị chủ quan cho rằng đây là dấu hiệu bình thường của phụ nữ mãn kinh nên không đi khám. Cho tới khi bệnh tiến triển nặng, ra máu nhiều hơn, chị mới quyết định đến khám thì được thông báo mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3. Đây không chỉ là trường hợp duy nhất, mà theo thống kê vào tháng 6/2016, có tới 54% phụ nữ bị chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn.

Theo bác sĩ Đỗ Tuyết Mai – Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc, nếu không khám phụ khoa và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ, chị em khó có thể tự phát hiện bệnh sớm, bởi các triệu chứng của ung thư cổ tử cung thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đặc biệt là ở giai đoạn tiền ung thư, người bệnh hầu như không có triệu chứng gì. Phát hiện muộn, việc điều trị khó khăn, gây nhiều biến chứng và tỷ lệ sống không cao.

Tiêm phòng và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là chìa khóa thoát bệnh

Là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất ở phụ nữ, nhưng ung thư cổ tử cung rất dễ phòng ngừa. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng ngừa siêu vi HPV và tầm soát ung thư định kỳ. Tiêm vắc xin là biện pháp dự phòng chủ động, giúp phòng ngừa 1 số loại HPV gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn và mụn cóc sinh dục do 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18 gây ra.

Phụ nữ đã quan hệ tình dục không nên bỏ qua tầm soát ung thư cổ tử cung.

Tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục. 2 xét nghiệm quan trọng nhất trong tầm soát ung thư cổ tử cung là xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV. Xét nghiệm Pap giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, thậm chí từ giai đoạn tiền ung thư và có cơ hội chữa khỏi bệnh lên tới trên 90%; Xét nghiệm HPV giúp phát hiện tình trạng nhiễm HPV – nguyên nhân làm thay đổi tế bào cổ tử cung, dẫn tới ung thư. Nếu bạn bị nhiễm HPV, đặc biệt loại HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, các bác sĩ sẽ tư vấn theo dõi kỹ hơn đề phòng nguy cơ mắc bệnh.

Hiện nay, Bệnh viện Thu Cúc đang cung cấp nhiều gói tầm soát ung thư dành riêng cho nam, nữ, và những độ tuổi, nguy cơ khác nhau như: gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận trong đó có gói tầm soát ung thư cổ tử cung.

Mọi thông tin, vui lòng liên hệ:

Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Đặt khám tầm soát ung thư: 1900 55 88 96/ Hotline: 0904.970.909

Tư vấn điều trị với bác sĩ Singapore: 0907.245.888

Email: scc@thucuchospital.vn

Website: ungbuouvietnam.com

aFamily

      © 2021 FAP
        1,115,910       499