Sức khỏe

Trong 9 tình huống này, nếu sơ cứu sai cách có thể đe dọa đến chính tính mạng của bạn

Sơ cứu vết thương không đúng cách có thể khiến tình trạng của người gặp nạn trầm trọng hơn, thậm chí tử vong.

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu. Bởi thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể khiến nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm, thậm chí không thể cứu vãn cho dù được đưa đến bệnh viện. Nhưng tiếc rằng, chúng ta vẫn hay mắc phải những lỗi sơ cứu cơ bản.
Dưới đây là những lưu ý về sơ cứu vết thương mà bạn cần phải biết:
Sốt
cách sơ cứu đúng sai
Việc tìm cách để cơ thể đổ mồ hôi khi sốt cao luôn là một ý tưởng dở tệ. Bởi vì ủ kín người, xông hơi hay ngâm chân vào nước nóng sẽ khiến nhiết độ cơ thể tăng lên nhanh chóng.
Co giật
cách sơ cứu đúng sai
Việc cố đưa vật thể gì đó vào người đang bị co giật có thể khiến họ bị gãy răng. Và thực tế, một người bị động kinh khó có thể cắn vào lưỡi gây tử vong do nó đang bị kéo căng với một lực lớn. Khi bị cắn vào lưỡi, vết thương thường nhẹ, không gây ra tình trạng nghiêm trọng.
Điều tốt nhất bạn nên làm để giúp đỡ người bị co giật là đặt gối mềm dưới đầu người đó nhằm giảm nguy cơ tổn thương não.
Bỏng nóng
cách sơ cứu đúng sai
Khi bị bỏng do nhiệt độ cao, vết bỏng có thể làm tổn thương sâu vào các mô mỡ bên trong. Theo đó, bạn cần nhanh chóng ngâm vết thương vào nước lạnh khoảng15 phút để làm nguội nhiệt độ do bết bỏng gây ra. Đặc biệt, bạn không được chà ngay bất cứ cái gì như kem đánh răng trực tiếp lên phần da bị bỏng. Bạn chỉ nên làm điều đó khoảng 20 phút sau đó.
Bỏng lạnh
cách sơ cứu đúng sai
Làm lạnh các vết thương do bỏng lạnh sẽ gây tổn thương đến các mô của chúng ta. Chúng ta cũng không thể dùng nước nóng để xử lý vết bỏng lạnh. Nếu bạn đã bị tê buốt, bạn nên cố gắng làm ấm phần cơ thể bị ảnh hưởng một cách từ từ bằng cách ngâm vùng tổn thương vào nước lạnh rồi tăng dần nhiệt độ nước.
Cầm máu
cách sơ cứu đúng sai
Bạn sẽ dễ nhận biết vết thương chảy máu động mạch (máu chảy thành tia) và đừng dùng garô để cầm máu nếu không bị chảy máu kiểu này. Trong các động mạch, máu được bơm ở tốc độ cao dưới áp lực nên máu sẽ chảy giống như một đài phun nước.
Trong trường hợp như vậy, bạn cần phải nhấn xuống trên các động mạch ở háng hoặc dưới nách ngay tức thì rồi quấn garô. Nhưng nếu bạn bị chảy máu tĩnh mạch, bạn tuyệt đối không dùng garô mà chỉ băng vết thương để tránh máu không thể tuần hoàn.
Sơ cứu người bị thương
cách sơ cứu đúng sai
Nếu gặp tai nạn trên đường, bạn đừng di chuyển người bị nạn và tuyệt đối không được kéo họ khỏi xe ô tô. Tuy nhiên, nếu chiếc xe bị cháy hoặc trong trường hợp tương tự, bạn có thể vi phạm quy tắc này để cứu người bị thương.
Điều đầu tiên bạn nên làm là gọi xe cứu thương, tắt động cơ chiếc xe nếu có thể, cầm máu và giúp nạn nhân bình tĩnh.
Sơ cứu người bị hóc dị vật
cách sơ cứu đúng sai
Khi ai đó bị hóc dị vật, bạn không nên vỗ lưng vì hành động đó chỉ khiến dị vật mắc sâu vào khí quản hơn khiến nạn nhân càng thêm nghẹt thở. Hãy giúp họ bình tĩnh, hít thở thật chậm hai lần.
Sơ cứu người bất tỉnh
cách sơ cứu đúng sai
Nạn nhân bất tỉnh sẽ gặp nguy hiểm nếu nằm ngửa vì lưỡi có thể bị kéo vào trong gây chắn đường thở. Khi đó, bạn nên lật nghiêng nạn nhân và tuyệt đối không kéo lưỡi của họ.
Sơ cứu người bị điện giật
 cách sơ cứu đúng sai
Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần chú ý những hành động có thể gây tổn hại đến mình đầu tiên và chỉ nên giúp khi chắc chắn mình không gặp nguy hiểm. Bởi lẽ, nếu không cẩn thận, khi chạm vào nạn nhân bị điện giật bạn cũng sẽ bị theo dẫn tới cả hai đều thương vong.
Trong trường hợp này, bạn cần tắt nguồn điện hoặc sử dụng vật không truyền điện để tách nạn nhân khỏi nguồn điện. Và hãy nhớ gọi tới dịch vụ khẩn cấp để kịp thời cứu chữa cho nạn nhân.
(Nguồn: BSide)
aFamily

sơ cứu vết thương, cấp cứu kịp thời, chữa lành vết thương


      © 2021 FAP
        1,112,355       670