Sức khỏe

Viêm họng ở trẻ và cách phòng tránh

Là bệnh thừơng gặp ở trẻ nhỏ, viêm họng gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ. Ngoài ra, nếu không đuợc điều trị kịp thời, viêm họng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Các nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, chứng viêm họng xảy ra có thể do virus hoặc vi khuẩn. Bệnh viêm họng thuờng khởi phát khi trẻ có biểu hiện sốt cao, nguời mệt mỏi, khám họng thấy có mủ trắng ở khe, hốc amidan hai bên. Khi bị viêm họng, trẻ thuờng quấy khóc, bỏ ăn, bởi vậy, nhiều bậc cha mẹ vẫn lầm tuởng bệnh viêm họng với mọc răng ở trẻ.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng. Nguyên nhân thuờng thấy là trẻ bị đau rát cổ họng do virus cảm lạnh hoặc bị cúm. Khi trẻ bị mắc một số căn bệnh như sởi, thủy đậu hay bạch hầu thanh quản cũng có thể gây ra viêm họng. Nguyên nhân thứ hai gây ra bệnh viêm họng nữa cần kể đến là khuẩn liên cầu nhóm A, đây là một trong những lọai vi khuẩn gây ra viêm họng ở bệnh ho gà. Tuy nhiên, điều này không phổ biến ở những em bé mới sinh và độ tuổi tập đi. Nguyên nhân thứ ba gây ra chứng viêm họng cần kể đến nữa chính là khói thuốc lá, lông chó, mèo, phấn hoa hoặc nhiễm không khí lạnh.

Khi bị viêm họng, trẻ thuờng hay mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn. Tuy nhiên, nếu nguời lớn không nhanh chóng điều trị kịp thời, viêm họng sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm tai, nhiễm trùng xoang, viêm phổi, viêm màng não và sốt thấp khớp. Theo các bác sĩ, biến chứng sốt thấp khớp do viêm họng gây ra là đáng quan tâm nhất.

Bỏ túi bí quyết phòng ngừa viêm họng cho bé

Để giúp con tránh khỏi viêm họng, các bậc cha mẹ cần bỏ túi một vài kinh nghiệm. Chúng ta biết viêm họng là bệnh có thể do virus gây ra. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên tập cho con thói quen vệ sinh bàn tay sạch sẽ, tránh việc vi khuẩn theo thói quen mút tay của trẻ mà vào khoang miệng. Với các bé đã đến tuổi ăn dặm thì không nên dùng chung dụng cụ nấu ăn của nguời lớn cho bé.

Nếu cần sử dụng tới điều hòa, nguời lớn cũng lưu tâm tới việc không nên đặt trẻ duới luồng gió trực tiếp và cũng không nên để nhiệt dodọ quá lạnh. Những lúc không sử dụng tới điều hòa thì hãy mở cửa sổ để không khí đựoc lưu thông.

Các bậc cha mẹ cũng không nên để bé quá nóng. Việc cố gắng ủ ấm cho con bằng cách cho bé mặc quần áo dài tay hay đắp chăn ấm quá cũng sẽ khiến bé bị viêm họng do bị ngấm mồ hôi từ chính cơ thể bé thóat ra. Ngoài ra, việc đưa trẻ từ môi truờng này đột ngột sang môi truờng khá cũng sẽ khiến bé dễ bị mắc viêm họng. Lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe chính là hãy thay đổi nhiệt độ từ từ để cơ thể bé có thể thích nghi.

Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nuớc muối loãng cũng rất tốt bởi nó giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải. Mỗi ngày, truớc khi trẻ đánh răng, các bậc phụ huynh hãy nhúng bàn chải của con vào nuớc ấm có pha muối nhạt để hạn chế những loại vi khuẩn cứ trú trên bề mặt bàn chải.

Cha mẹ cũng không nên cho bé ăn đồ quá lạnh bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đau họng. Cuối cùng, khi bị viêm họng, trẻ có thể bị sốt và cơ thể mệt mỏi. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, các bậc cha mẹ cần lưu ý, với trẻ duới 3 tháng tuổi, nếu bé có dấu hiệu bị sốt thì cần phải đưa đi khám ngay. Với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, nguỡng nhiệt độ cơ thể là 38,3 độ là nghiêm trọng, cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất. Với bé trên 6 tháng tuổi, bé sốt ở mức nhiệt độ là 39 độ là rất nguy hiểm.

Nếu thấy trẻ bắt đầu có biểu hiện sốt, nguời lớn có thể cho con dùng thuốc để giúp bé hạ sốt, giảm đau, hạn chế khó chịu theo chỉ định của bác sĩ.

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều,TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

aFamily

      © 2021 FAP
        1,112,776       409