Sức khỏe

Điểm danh các vấn đề sức khỏe sinh sản nguy hiểm chị em cần lưu ý

Các vấn đề sức khỏe sinh sản có thể xảy ra với bất cứ chị em nào, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và thiên chức làm mẹ của phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều người chưa ý thức được sự nguy hiểm của vấn đề này.

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề bất thường về chu kỳ, thời gian và lượng máu của kinh nguyệt, rất hay gặp ở chị em phụ nữ. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt là rong kinh (kinh kéo dài trên 7 ngày), cường kinh (lượng máu ra nhiều), thiếu kinh (lượng máu ít), vô kinh, đau bụng trong hoặc sau kỳ hành kinh.

Nhiều chị em thường bỏ qua vì cho rằng đây là vấn đề nhỏ nhặt, nhưng rối loạn kinh nguyệt kéo dài mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản như: gây thiếu máu, đau đầu chóng mặt, thở gấp, mệt mỏi, dẫn tới các bệnh phụ khoa, thậm chí gây vô sinh do khó khăn trong việc thụ tinh.

Bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa là bệnh lý thường gặp liên quan đến cơ quan sinh dục nữ, bao gồm những bệnh bên ngoài như viêm, ngứa âm đạo, khí hư bất thường… và một số bệnh bên trong cơ thể như viêm phần phụ (buồng trứng hoặc ống dẫn trứng), viêm tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung…

Nhiều người quan niệm bệnh phụ khoa chỉ gặp ở phụ nữ đã có gia đình, tuy nhiên các thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng có khả năng mắc bệnh. Đó là do cấu trúc của vùng kín mở hẳn ra ngoài, nằm giữa lỗ đi đại tiện và tiểu tiện chứa rất nhiều vi khuẩn. Vì thế, nếu không giữ vệ sinh vùng kín thì nấm và vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm.

Khi phát hiện những bất thường ở vùng kín như ngứa ngáy, khó chịu, ra nhiều khí hư, đau rát, sưng tấy, chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm lan rộng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tắc ống dẫn trứng, sảy thai, sinh non, băng huyết, vô sinh…

Vô sinh hoặc hiếm muộn

Vô sinh nữ là hiện tượng nữ giới không thể có thai dù chung sống với chồng trong khoảng ít nhất 1 năm, không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ và sức khỏe sinh sản của nam giới bình thường. Vô sinh được chia làm hai loại: nguyên phát và thứ phát.

Một số dấu hiệu của chứng vô sinh là: rối loạn kinh nguyệt, tuyến vú không phát triển khi bước vào tuổi trưởng thành, bị đau khi hành kinh hoặc khi giao hợp, vô kinh (không có kinh hoặc đang có kinh nhưng đột nhiên mất kinh ít nhất 3 tháng liên tiếp).

Vô sinh khiến phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ và ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình. Do đó, nếu không may có dấu hiệu của bệnh vô sinh, chị em nên đi khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

Các vấn đề sức khỏe sinh sản nói trên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: cơ quan sinh sản nữ bị dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương sau phẫu thuật, phá thai; các bệnh về tuyến giáp gây mất cân bằng hormone; môi trường sống ô nhiễm; chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, thường xuyên hút thuốc, uống rượu; sử dụng kháng sinh dài ngày; yếu tố tâm lý (căng thẳng kéo dài)…

Tuy nhiên, có một nguyên nhân quan trọng nhưng ít được chú ý là vấn đề vệ sinh vùng kín. Không phải cứ vệ sinh nhiều lần hàng ngày hay chà xát mạnh là có thể diệt trừ vi khuẩn. Sau đây là lời khuyên vệ sinh vùng kín đúng cách cho chị em:

- Tắm rửa và vệ sinh vùng kín thường xuyên, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt

- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không đưa vật lạ vào trong âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

- Không sử dụng nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa.

- Không dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vì xà phòng có chứa kiềm sẽ làm thay đổi pH và gây mất cân bằng sinh lý âm đạo, khiến vùng kín dễ viêm nhiễm.

- Không ngâm vùng kín trong nước, không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ.

- Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.

- Khi lựa chọn dung dịch vệ sinh hàng ngày, chị em nên đọc kỹ thành phần hoặc nhờ thầy thuốc tư vấn. Các sản phẩm vệ sinh hàng ngày chứa thành phần axid lactic, muối và thảo dược sẽ giúp làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, ngăn ngừa vi trùng gây viêm nhiễm phụ khoa và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chị em.

1
aFamily

dạ hương, dung dịch vệ sinh, bí mật chuyện vùng kín, chăm sóc sức khỏe vùng kín, vệ sinh vùng kín đúng cách


      © 2021 FAP
        1,112,313       374