Hơn một năm sau khiBộ TNMT công bố Cờ Đỏ có mặt trong danh sách 10 làng ung thư có nguồn nước ô nhiễm nhất, người dân ở đây vẫn phải sống trong lo sợ vì cho đến nay, chưa có giải pháp xử lý nguồn nước nào được triển khai.
Vốn đã xơ xác vì đói nghèo, bệnh tật ập đến khiến nhiều hộ gia đình ở làng rơi vào ngõ cụt.
Ám ảnh vì ung thư
Theo chân Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (SKNN&MT) thực hiện chương trình “Tận tâm vì tương lai Việt” ở làng Cờ Đỏ, chúng tôi có dịp mục sở thị cuộc sống của người dân ở ngôi làng vốn vẫn bị gọi là “làng ung thư” hay “làng ma ám”.
Thuộc xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, Nghệ An, làng Cờ Đỏ chỉ cách QL 1A khoảng 7km nhưng đời sống của dân làng vẫn còn nhiều khó khăn. Vẻ khắc khổ hiện rõ trên gương mặt những người quanh năm sống bằng nghề nông, đi biển. Nhưng có vẻ như, sự khắc khổ ấy không chỉ đến từ cuộc sống mưu sinh mà còn từ nỗi ám ảnh bệnh tật và nguồn nước ô nhiễm.
Theo thống kê của trạm y tế xã Diễn Hải, tính từ tháng 1/2011 đến tháng 9/ 2015, toàn xã Diễn Hải có tới hơn 60 người chết vì ung thư, riêng làng Cờ Đỏ có tới 11 người, phần nhiều là dưới 60 tuổi. Đau lòng hơn, có hộ ở làng có đến 5 người mắc ung thư và 3 trong số đó đã chết. Theo ghi chép của trạm y tế địa phương thì không những ở Cờ Đỏ có bệnh ung thư, mà còn có rất nhiều bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm như: đại tràng, sỏi thận, viêm da... Nhiều thanh niên ở làng cũngsợ mà bỏ làng đi biệt tích.
Bệnh tật đã khiến người dân kiệt quệ về sức khỏe, tinh thần. Trong đó, nhiều gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Như gia đình bà Trần Thị Quế ở xóm 9. Bà có 2 con, một trai một gái. Con trai là trụ cột chính đi làm ăn ở Vinh mới bị tan nạn mất 2 tháng trước. Còn bà và con gái, đùm bọc nhau mà sống nhưng bà hiện cũng đang bị sỏi thận nặng, năm nào cũng phải đi mổ, con gái thì bị bệnh ngoài da, da quanh năm mẩn đỏ nhưng không có tiền để chữa. Nhìn vào căn nhà trống huơ trống hoác, bà Quế nén thở dài, nước mắt khó nhọc cứ lăn dài trên gò má người đàn bà khắc khổ.
Ông Trần Sĩ Tiến – phó chủ tịch UBND xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu cho biết, không chỉ nguồn nước ngầm mà các kênh nước mặt tại làng Cờ Đỏ cũng bị ô nhiễm nặng do địa hình trũng, thường xuyên đọng rác thải từ các nơi khác đổ về. Dòng chảy đầu nguồn luôn có màu đỏ như gạch cua, bốc mùi hôi thối. Mặt khác, người dân ở đây còn cho biết, ngày trước ở vùng đất này có một kho dự trữ thuốc trừ sâu nằm ngay đầu làng, rồi nghĩa địa Chùa Cồn cũng nằm ngay đầu nguồn nước. Đây có thể là những nguyên nhân khiến nguồn nước bị “đầu độc”.
Tín hiệu vui từ những chiếc máy lọc nước
Bà con không có nước sạch, chỉ biết khoan xuống đất hoặc đào giếng khơi, rồi dùng máy bơm lên để sinh hoạt, ăn uống. Nhưng nước giếng ở đây cũng có màu đục váng, sặc mùi tanh. Đáng lo là họ dùng trực tiếp nước này cho sinh hoạt mà không có thiết bị lọc hay bể lọc thô gì cả. Lo sợ trước nguồn nước bị ô nhiễm nên trong thời gian qua, nhiều người đã tự xây bể chứa nước mưa để ăn uống còn nguồn nước ngầm thì chỉ dùng cho tắm giặt. Tuy nhiên, bể chứa nước mưa cũng chỉ đủ dùng trong khoảng 6 tháng.
Trong khi đó, các công trình hỗ trợ về nước sạch cho làng Cờ Đỏ hiện nay mới chỉ dừng lại ở chủ trương, chưa được triển khai đồng bộ. Ông Phạm Văn Hòa, trưởng xóm 9 cho biết: “Trước huyện có hỗ trợ kinh phí giúp bà con xây dựng bể chứa nước mưa nhưng mới có 54 hộ gia đình thuộc diện chính sách, hộ nghèo được ưu tiên với mức hỗ trợ cao nhất là 2,9 triệu đồng, còn lại các hộ tự đóng góp nhưng do cuộc sống khó khăn, bà con vẫn chỉ có thể mua lu chứa nhỏ, vẫn không đủ sử dụng.”
Theo đánh giá sơ bộ của đoàn khảo sát thì không chỉ có các hộ dân mà tại các điểm trường ở làng Cờ Đỏ và cả xã Diễn Hải, có gần gần 1.500 em học sinh theo học nhưng vẫn phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo an toàn. Trong đó, nước uống là nước đóng bình chưa biết cóđảm bảo chất lượng hay không. Do đó, để giúp người dân và các em học sinh có thể tiếp cận và sử dụng nước sạch, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường đã phối hợp với công ty CP Karofi Việt Nam trao tặng 50 máy lọc nước Karofi cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở làng Cờ Đỏ và các điểm trường xã Diễn Hải. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động "Tận tâm vì tương lai Việt" nhằm mục đích mang 75 triệu lít nước tinh khiết, tương đương 300 máy lọc đến các điểm có nguồn nước ô nhiễm nặng trên cả nước.
Niềm vui lại khấp khởi đâu đó ở làng Cờ Đỏ, tạm thời xua đi nỗi lo về nước bẩn ám ảnh bà con lâu nay. Nhận được máy lọc nước từ chương trình, bà Trần Thị Quế xúc động: “Tôi bị sỏi thận đã lâu, chạy chữa đã tốn mà cũng không có nước sạch để dùng. Giờ nhà không có gì đáng quý, chỉ có máy lọc nước này, hy vọng có nước sạch rồi thì đỡ khổ. Được biết, công ty còn tài trợ bảo hành bảo dưỡng máy miễn phí, thay lõi lọc định kỳ đến 5 năm trời thì thật là Tận tâm, tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn thật nhiều!”
Không chỉ giúp người dân có nước sạch sử dụng, 50 máy lọc nước trao tặng cho làng Cờ Đỏ còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước tinh khiết để bảo vệ sức khỏe trước tình trạng bị nguồn nước ô nhiễm.
Tính đến thời điểm này, chương trình “Tận tâm vì tương lai Việt” đã hoàn thiện việc trao tặng và lắp đặt 250 chiếc máy lọc tới 8 khu trường học, gần 200 hộ nghèo tại 6 điểm nóng ô nhiễm về nước trên toàn quốc. Ngoài việc tặng máy thì công ty Karofi Việt Nam cũng duy trì, bảo dưỡng máy miễn phí trong 5 năm. Máy lọc nước được trao tặng là loại máy Karofi 7 cấp lọc đã được kiểm nghiệm và đánh giá tại Khoa xét nghiệm và phân tích kỹ thuật cao-Viện SKNN&MT, đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT).