Để không mắc chứng mất trí, sống thực vật và khỏe mạnh, sống lâu thì phải làm gì? Câu trả lời chính là làm mới hôn nhân.
Nhật Bản đã trở thành nước có tuổi thọ cao nhất thế giới hơn 20 năm nay và cứ 4 người dân thì có một người trên 65 tuổi. Những người thọ trên trăm tuổi đã tăng 300 lần trong nửa thế kỉ qua và đạt con số 6 vạn vào năm ngoái.
Để không mắc chứng mất trí, sống thực vật và khỏe mạnh,
sống lâu thì phải làm gì? Câu trả lời chính là “Tenkon susume” (làm mới hôn nhân). Câu trả lời này được phân tích rõ trong tác phẩm “Năng lực vợ chồng 100 tuổi! Sự bắt đầu cuộc sống sống động của hai người”. Okamoto Noriko, tác giả cuốn sách đã viết dựa trên thông tin thu thập từ 10 cặp vợ chồng trên 100 tuổi.
Dưới đây là những phân tích của tác giả Okamoto Noriko:
“Năng lực vợ chồng” chính là yếu tố giúp kéo dài tuổi thọ
Sự xuất hiện của xã hội trường thọ có ý chỉ thời gian sống bên nhau của vợ chồng sẽ kéo dài đầy ấn tượng.
Để hai vợ chồng sống khỏe mạnh sau khi các con đã độc lập thì việc “làm mới hôn nhân” của người trung, cao tuổi là cần thiết vì thế những cặp vợ chồng sống thọ là những người đã thành công trong việc “làm mới hôn nhân”. Những cặp vợ chồng trên dưới 100 tuổi được phỏng vấn đều là những người đã từng gặp phải những khó khăn, thay đổi lớn lao vào thời kỳ trung niên khỏe mạnh và lấy đó làm cơ hội để tái xây dựng các mối quan hệ mới.
Ví dụ như cặp vợ chồng có chồng là nghị sĩ quốc hội và vợ là nhà nghiên cứu ẩm thực nọ đã chuyển từ mô hình cuộc sống coi trọng công việc sang mô hình cuộc sống coi trọng sức khỏe khi người vợ bị bệnh nặng. Đây là cặp vợ chồng đã chuyển đổi mối quan hệ vợ chồng từ “chồng làm việc - vợ chăm sóc gia đình” sang thành “vợ hô chồng dạ” ở độ tuổi 50. Cũng có trường hợp sau khi người chồng nghỉ hưu thì hai vợ chồng mở quán cà phê và nhà trông trẻ để bắt đầu cuộc sống có sự giao lưu với nhiều người.
Hình thức, lý do thì rất phong phú nhưng tôi cảm thấy rằng hình bóng của những cặp vợ chồng thành công trong việc “làm mới hôn nhân” vào thời kì trung niên có thể trở thành hình mẫu của các cặp vợ chồng thời kỳ trung niên đang sống trong “thời đại 100 tuổi”.
Người ta nói rằng căng thẳng là một trong những lý do lớn nhất làm rút ngắn tuổi thọ. Mối quan hệ vợ chồng căng thẳng sẽ rút ngắn tuổi thọ và các vợ chồng làm được việc chuyển đổi quan hệ đó thành quan hệ không có căng thẳng ở nửa sau cuộc đời sẽ có được “năng lực vợ chồng” để
kéo dài tuổi thọ. Việc sống vui vẻ, lạc quan có khả năng kéo dài cuộc sống khỏe mạnh ngang với không hút thuốc.
Trong cuốn sách trước đó tôi đã trình bày về phương pháp vận động, phương pháp giữ gìn răng, phương pháp ăn uống với nội dung nghe được từ các nhà chuyên môn nên ở đây sẽ chỉ viết chi tiết thêm về đời sống hôn nhân.
Để sống khỏe mạnh trong “Thời đại trăm tuổi” thì vợ chồng phải tái sinh nhiều lần. Không phải là mối quan hệ phụ thuộc, hy sinh vì người khác mà phải là mối quan hệ cùng giúp đỡ lẫn nhau.
tầm quan trọng của sự quan tâm lẫn nhau của vợ chồng vào “buổi xế chiều của hôn nhân”.
Phần lớn các bà vợ sẽ đón nhận thời kỳ chuyển đổi lớn của cuộc đời ở độ tuổi 50. Những chuyện như con cái ra ở riêng, bố mẹ ốm hoặc qua đời, mãn kinh, chồng nghỉ hưu sẽ xảy đến. Người phụ nữ sẽ trải qua nhiều mất mát và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đời mới. Tuy nhiên người chồng vẫn làm việc vì vậy mà không nhận ra sự thay đổi trong ý thức của người vợ.
Đến tuổi 60 trở đi sẽ là 10 năm chung sống với người chồng nghỉ hưu và đón nhận những tổn thất về mặt xã hội. Khoảng thời gian 10 năm này thường tạo ra những rạn vỡ sâu sắc giữa hai người ở “buổi xế chiều của hôn nhân”. Đến năm 2025 sẽ có khoảng 800 vạn người trên dưới 75 tuổi (sinh vào khoảng từ năm 1947-1949), thế hệ áp đảo so với các thế hệ khác. Gần một nửa những người thuộc thế hệ này chủ yếu học tập, sinh sống và làm việc ở những vùng thuộc 3 đô thị lớn. Đây cũng là thế hệ mà hôn nhân tự do trở nên phổ biến, tự mình mua được nhà ngoài ngoại ô và tổ chức thành các gia đình hạt nhân với 2 người con.
Tỉ lệ phụ nữ trở thành người nội trợ chuyên nghiệp khá cao, ở phương diện ý thức thì bình đẳng với chồng nhưng trên thực tế họ đảm nhận phần lớn việc trong nhà. Cho dẫu vậy thì những người vợ đã trở thành người nội trợ chuyên nghiệp vào thời đại kinh tế ổn định là thế hệ hạnh phúc và đã tiêu tốn năng lượng vào việc “tìm kiếm bản thân” từ độ tuổi 30 cho đến ngày nay. Những người phụ nữ này đã tạo ra các mạng lưới ở địa phương, mạng lưới chia sẻ hứng thú và các hoạt động tình nguyện.
Mặt khác, phần lớn nam giới trở thành những người làm công ăn lương trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao và là thế hệ không chú tâm tới chuyện gia đình. Thế hệ này giống như câu người ta thường nói “cho dù lời nói tiến bộ nhưng hành động thì bảo thủ” vì thế khi người chồng nghỉ hưu thì thời gian ở nhà tăng lên dẫn đến mâu thuẫn bùng nổ.
Khi hỏi những người vợ thì họ cho biết đó là do “thời gian tự do bị mất đi”, “chồng là người chỉ biết có công việc nên rất bực” vì thế mà khi người chồng ở nhà thì họ cảm thấy căng thẳng. Ngược lại, những người chồng lại không che giấu sự lúng túng khi cho rằng “Cuộc sống ở gia đình 100% giống như cuộc sống tị nạn”, “Vì không rõ có cản trở chuyện của vợ hay không nên tình trạng bản thân cũng xấu đi”.
Những người vợ đã cảm thấy không khỏe cả về thể chất và tinh thần do căng thẳng vì bị mất đi thời gian tự do vốn có từ trước đến nay khi người chồng được tự do về mặt xã hội. Sau khi nghỉ hưu, đối với người chồng vốn phụ thuộc vào vợ nhiều trong mối quan hệ với địa phương, đời sống gia đình thì sức khỏe của người vợ có ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ của bản thân.
Ở nửa sau của cuộc đời, sức khỏe của người vợ và năng lực tự lập của người chồng trong đời sống (năng lực chăm sóc bản thân những người quanh mình, làm việc nhà) sẽ quyết định hạnh phúc của hai người.
Cuối cùng, xin đưa ra 3 bí quyết thực tiễn về việc trang bị “năng lực vợ chồng 100 tuổi” cho bản thân.
(1) Hai vợ chồng cần tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hãy dũng cảm nói với nhau những câu ngắn như “Cảm ơn”, “em/anh đã giúp em/anh thật nhiều”, “anh/em vất vả quá”…Việc này sẽ nâng cao lòng tự tôn của người đối diện và tạo ra sự tin cậy giữa hai bên.
(2) Người chồng nên vào bếp. “Người chồng có ích” sẽ là “người chồng được thương yêu”. Hãy bắt đầu tạo ra nơi trú ngụ của mình bằng việc làm việc nhà.
(3) Các bà vợ hãy giáo dục chồng. Để người vợ tự do thì người chồng phải tự lập được trong gia đình. Việc giáo dục chồng là nhiệm vụ khẩn thiết.
Tôi nghĩ rằng đó là những điểm cần chú ý cơ bản của phụ nữ và nam giới ở “buổi xế chiều của hôn nhân”.
(Nguồn: Yomiuri)
Okamoto Noriko là nhà văn phi hư cấu, quê ở tỉnh Hyogo, chuyên viết và nói chuyện về xã hội trường thọ, nguy cơ và sự tái sinh đời sống vợ chồng. |