Billy Turner (11 tuổi) bỗng nghiện ăn những món ăn nhẹ kể từ khi phải điều trị bệnh ung thư máu và không thể ăn bất cứ món nào khác.
Tuy nhiên, sau 8 năm đánh bại
bệnh ung thư, cậu bé vẫn không chịu ăn thêm bất cứ thứ gì khác. Hiện tại, mẹ cậu đang cố gắng giúp con trai vượt việc ăn uống này.
Billy mới 3 tuổi, đang ở trong bệnh viện để điều trị bệnh ung thư.
Biiy, đến từ Greater Manchester, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi mới 3 tuổi và phải trải qua đợt hóa trị kéo dài 6 tháng vào năm 2008. Trong thời gian này, cậu gặp rắc rối về chuyện ăn uống, duy chỉ có bánh mì tỏi là khiến cậu hào hứng.
Bệnh tình của Billy đã thuyên giảm 1 năm sau đó, nhưng dù chỉ trở lại khám sức khỏe hàng năm, cậu vẫn còn nhớ như in mùi vị của những chiếc bánh trong bệnh viện mà mình từng ăn.
Billy nói: “Cháu ước gì mình có thể đi đến một cửa hàng để mua đồ ăn ngay bây giờ như mọi người. Khi ăn cháu cảm nhận rất rõ cảm giác đáng sợ của thức ăn chui tọt qua cổ họng nhưng lại rất thích thú với bánh mì tỏi”.
Tổ chức từ thiện về ung thư cho biết, bệnh nhân ung thư sẽ gặp phải vấn đề về ăn uống như đau họng, khó nhai hoặc nuốt thức ăn sau hóa trị. Billy đã mắc phải chứng bệnh rối loạn ăn uống trong nhiều năm sau đó.
Billy Turner (11 tuổi) chỉ ăn bánh mì tỏi kể từ khi điều trị bệnh ung thư máu.
John Newlands, chuyên gia y tá bệnh ung thư cao cấp của Macmillan nói, hơn một nửa số người trải qua hóa trị sẽ thay đổi khẩu vị và sự thèm ăn của họ. Hóa trị sẽ phá hủy nhanh chóng các tế bào, khiến người bệnh không kịp cảm nhận mùi vị thức ăn. Thuốc hóa trị sẽ khiến người bệnh mất cảm giác trong ăn uống, điều này chỉ có thể biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị. Kéo theo đó là cảm giác buồn nôn và nôn mửa khi thấy bất cứ cái gì liên quan đến hóa trị.
Ông John Newlands nói: “Vấn đề buồn nôn khi thấy những thứ liên quan đế hóa trị là do tâm lý. Điều này cũng tương tự khi bạn ăn thực phẩm trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Có cái gì đó gây cảm giác vô cùng khó chịu như thức ăn cứ dính lại trong cổ khi nuốt”.
Bà Blackshaw, mẹ của Billy, cho biết: “Sau khi tiến hành hóa trị, Billy nói cảm giác ăn rất lạ lùng, nó có thể cảm nhận rõ được thức ăn trôi xuống cổ họng kinh khủng như thế nào. Chỉ duy nhất một thứ khiến Billy thích thú chính là bánh mì tỏi. Và 8 năm sau đó, Billy vẫn không chịu ăn thêm một món nào khác”.
Bà Blackshaw nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia chữa bệnh về rối loạn ăn uống tên là Felix Economakis – người chuyên giúp bệnh nhân mắc rối loạn ăn uống. Năm 2014, ông Felix Economakis đã điều trị thành công cho một cô gái 20 tuổi đến từ Cornwall chỉ ăn khoai tây chiên từ khi lên 5 tuổi. Chỉ sau 1 ngày, bệnh tình của cô đã tiến triển tốt. Và bây giờ, mẹ Billy mong muốn ông ấy có thể chữa được cho cậu bé.
Bà Louise Blackshaw, chụp ảnh với Billy, hiện đang chữa bệnh về rối loạn ăn uống.
“Thói quen ăn uống của Billy thay đổi khi bắt đầu điều trị bệnh ung thư, cháu luôn phàn nàn về những món ăn hàng ngày. Mặc dù tôi đã nấu một bữa cơm hàng ngày mà gia đình vẫn ăn nhưng cháu không thể ăn được bất cứ cái gì. Tôi luôn cảm thấy quá khó để tìm được một món ăn mà Billy thích thú”, mẹ Billy nói.
Đã 8 năm kể từ ngày Billy được
điều trị ung thư nhưng cậu bé vẫn không ăn gì khác ngoài bánh mì tỏi.
Billy nói rằng, cậu cảm thấy thực sự kinh khủng khi cảm thấy thức ăn bị mắc nghẹn trong cuống họng bất kể là đã ăn cái gì.
Tất cả các bác sĩ đều cho rằng Billy quá cầu kỳ trong ăn uống và không biết phải làm gì để tình hình khá hơn. Billy đã chiến thắng bệnh ung thư nhưng lại không thể đánh bại chứng rối loạn này.
Ông Economakis, một nhà tâm lý học lâm sàng của Phòng khám điều trị Sức khỏe, cho biết: 'SED như một nỗi ám ảnh bị nhầm lẫn với một giai đoạn tự nhiên trong thời thơ ấu có tên là ăn uống cầu kỳ. Người bị SED thà chết còn hơn là ăn các loại thực phẩm cố định. Một số người vẫn biết thức ăn trước mặt họ, biết đút thức ăn và nuốt nhưng cảm giác sau đó là thức ăn mắc nghẹn, không lọt vào dạ dày”.
Tại sao hóa trị lại gây ra các vấn đề về ăn uống?
- Có đến 1/2 - 3/4 số bệnh nhân gặp vấn đề ăn uống trong hoặc sau khi điều trị ung thư.
- Hóa trị có thể ảnh hưởng đến các tế bào trong cổ họng, làm cho người bệnh cảm thấy đau khi nhai và nuốt. Nó cũng ảnh hưởng đến sự thèm ăn, và nhiều người ăn ít hẳn đi vì cảm thấy thức ăn thật kinh khủng.
- Một số người bị ung thư nhận ra rằng khẩu vị của mình đã thay đổi, cảm thấy rằng tất cả các loại thực phẩm đều có hương vị như nhau, hương vị rất ngọt hay mặn, hoặc đắng trong miệng.
- Vấn đề ăn uống có thể tồn tại sau nhiều tháng điều trị.
Nguồn: MacMillan Cancer Support |
(Nguồn: Dailymail)