Tiêu thụ lượng đường lớn chính là nguyên nhân dẫn tới huyết áp tăng, mỡ máu tăng và là nguy cơ cao gây ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, chưa kể tăng cân, béo phì.
Nhưng có sự khác biệt rõ ràng giữa đường thêm vào đồ ăn và những loại đường tự nhiên có trong thực phẩm toàn phần như fructose trong trái cây và lactose trong sữa. Tiêu thụ lượng đường xuất hiện một cách tự nhiên nhìn chung được xem là không gây hại cho sức khỏe bởi chúng chứa dưỡng chất với các lợi ích liên quan tới quá trình trao đổi chất như chất xơ và
chất chống oxy hóa.
Thêm đường vào đồ ăn (như chất tạo ngọt trong thực phẩm để thêm hương vị) thì không hề có những điểm tốt như vậy. Đường chính là loại thực phẩm bạn cần loại bỏ ngay khỏi bữa ăn hàng ngày càng sớm càng tốt.
Tuần 1:
- Dọn dẹp nhà cửa: Càng
ăn đường, bạn càng thèm khát chúng hơn. Đó là nhận định của Tiến sĩ Mark Gold, giáo sư tại trường Dược thuộc Đại học Florida. Do đó, một cuộc tổng vệ sinh với mục đích tìm kiếm và loại bỏ đường trong ngôi nhà bạn là việc đầu tiên nên làm.
- Học về những từ đồng nghĩa với đường: Hãy cảnh giác mỗi khi bạn bắt gặp mía, nước đường, mật hoa và nước ép trái cây có nhiều thành phần trong phần liệt kê nguyên liệu. Nếu phải ăn ngoài? Hãy bỏ qua những lựa chọn thịt nướng, đồ ăn nhúng mật ong, phết đường…
- Làm sạch tủ bếp: Kiên quyết vứt bỏ những đồ ăn, đồ uống đóng hộp có đường. Nếu nghi ngờ, bạn hãy kiểm tra thành phần hơn là kiểm tra số gam đường có trong loại thực phẩm đó bởi các nhãn ghi thông tin dinh dưỡng không cụ thể hóa lượng đường thêm vào so với lượng đường có sẵn tự nhiên.
- Dán nhãn nguy hiểm: Dán các tờ giấy cảnh báo lên các lọ đựng mật ong và đường nâu để khi mở ngăn tủ bếp, bạn sẽ phải dè chừng nếu có ý định sử dụng.
- Lên kế hoạch dự phòng: Chuẩn bị sẵn một món ăn vặt khẩn cấp trong túi xách để hạn chế cơn
thèm đồ ngọt như một quả chuối chẳng hạn.
Tuần 2:
- Bắt đầu kiên định và nghiêm khắc hơn với mục tiêu loại bỏ đường: Tập dượt khẩu vị của bạn bằng cách đưa ra những thay đổi tăng dần. Bạn có thể giảm nhu cầu với đường trong vòng 2 tuần.
- Đo lường một cách cẩn trọng: Dùng thìa xúc lượng đường mà bạn nghĩ mình cần, sau đó, bớt đi một nửa. Một nửa thìa cà phê sẽ giúp bạn tiến xa hơn.
- Hòa trộn: Kết hợp thực phẩm không đường với những phiên bản có đường. Ví dụ ½ cốc sữa hạnh nhân nguyên chất, không đường với 1/2 cốc sữa vani.
- Chỉ uống nước: Trong 1 tuần trọn vẹn, chỉ uống nước thay cho toàn bộ các loại nước ngọt, bao gồm cả đồ uống dùng cho người ăn kiêng và nước trái cây.
Tuần 3:
- Lên kế hoạch dài hạn: Bạn vừa nâng cấp chỉ số IQ về đường của mình lên một tầm mới và đã trung hòa được cảm giác thèm ngọt. Sau khoảng 3 tháng, chế độ ăn này sẽ trở thành thói quen mới của bạn.
- Ăn tráng miệng: Đoạn tuyệt lập tức với món tráng miệng ngọt ưa thích có thể khiến bạn đau đầu và càng
khiến bạn thèm ăn nhiều hơn. Vì vậy, hãy ăn một phần đủ lớn nếu bạn muốn.
- Tăng cường các chất béo có lợi: Thêm vào chất béo có lợi trong thực đơn của bạn – như quả bơ, dầu ô liu. Chúng có tác dụng đóng các cơ quan thụ cảm trong não vốn kích thích cảm giác thèm ngọt.
- Tuân thủ chặt chẽ theo một lịch trình: Đặt ra mục tiêu ăn các bữa ăn chính và món ăn phụ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Lịch trình này sẽ giúp bạn không bị mất cảnh giác khi bị cảm giác đói tấn công và muốn nhanh chóng xoa dịu bằng một đồ ăn có đường.
(Nguồn: FoxNews)