Sức khỏe

Đừng bỏ qua những thay đổi này trên cơ thể khi bạn ở độ tuổi 20 và 30

Nhiều chị em rất quan tâm đến cơ thể mình nhưng không phải ai cũng biết đến những thay đổi này ở cơ thể khi mình đang trong độ tuổi 20 hoặc 30.

Dưới đây là những thay đổi ở cơ thể khi bạn trong độ tuổi 20 và 30. Hãy đọc để biết cách chăm sóc mình tốt hơn nhé.
Ở độ tuổi 20
- Đau bụng kinh
thay đổi ở độ tuổi 20, 30
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, rất nhiều chị em phải chịu tác dụng phụ khó chịu nhất của thời kỳ kinh nguyệt - bị đau bụng kinh.  "Điều này là do prostaglandin, hormone cơ thể của bạn sản xuất để cho lớp niêm mạc của tử cung bong ra và các hormone được sản xuất nhiều nhất trong thời gian này", bác sỹ, giáo sư sản khoa David Plourd tạiTrung tâm y tế ở San Francisco cho biết. Tập thể dục thường xuyên, uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ cung có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh. 
- Có mụn trứng cá
thay đổi ở độ tuổi 20, 30
Theo một nghiên cứu của Viện Da liễu Mỹ, 45% phụ nữ trong độ tuổi từ 21-26 phải trị mụn trứng cá. "Các hormone pesky là một nguyên nhân, và cả căng thẳng và thói quen ăn uống không lành mạnh cũng như hút thuốc lá có thể gây mụn. Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm và kem dưỡng cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm trầm trọng thêm mụn trứng cá", theo Joshua Zeichner, một bác sĩ da liễu tại Trung tâm Y tế Mount Sinai cho biết.
- Có thể mắc bệnh phụ khoa
thay đổi ở độ tuổi 20, 30
Nhiễm trùng tiểu, bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm nấm, viêm âm đạo do vi khuẩn... là những vấn đề khó chịu mà nhiều phụ nữ trong độ tuổi 20 có thể mắc phải. "Quan hệ" quá nhiều hoặc có quá nhiều bạn tình là nguyên nhân gây nhiễm trùng và các bệnh như Chlamydia hoặc bệnh lậu, cũng như bệnh mụn giộp hoặc HPV. Stress, thiếu dinh dưỡng, mất nước, và uống quá nhiều rượu cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiểu.
Để phòng ngừa các bệnh ở đường sinh dục, chị em nên sử dụng bao cao su cho mỗi lần "quan hệ" và có lối sống chung thủy. Uống nước ép nam việt quất có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu. Nếu bạn nghi ngờ mắc những bệnh trên, hãy đi khám sớm. Chị em cũng nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) hàng năm, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, và tiêm phòng HPV. 
- Gặp nhiều vấn đề với thực phẩm
thay đổi ở độ tuổi 20, 30
Ở tuổi thiếu niên và tuổi đôi mươi của mình, bạn thường coi thực phẩm là kẻ thù và thường bắt đầu một chu kỳ của chế độ ăn kiêng và tập thể dục quá mức, không phải vì lý do sức khỏe mà là để phù hợp với trào lưu và văn hóa. "Nhiều phụ nữ ở độ tuổi này là tập trung hơn vào vẻ ngoài hơn là thực sự khỏe mạnh, và thường nỗ lực để giảm cân dẫn đến những rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn quá nhiều", bác sỹ Dean Haddock, Bakersfield, California cho biết.
Hãy duy trì trọng lượng lành mạnh tương đương với chiều cao của bạn, có chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục lành mạnh là cách đơn giản nhất để duy trì sức khỏe.
Ở độ tuổi 30
- Trao đổi chất trở nên chậm hơn
thay đổi ở độ tuổi 20, 30
Ở tuổi 30, bạn bắt đầu cảm thấy xương giòn hơn và cơ bắp kém săn chắc. Điều này có thể làm chậm sự trao đổi chất của bạn và dẫn đến tăng cân, đặc biệt là nếu bạn không tập thể dục  thường xuyên và thay đổi chế độ ăn uống. Đây cũng là thời kỳ nhiều phụ nữ sinh em bé và không phải ai cũng có thể giảm cân dễ dàng sau khi sinh con. 
Tin tốt là bạn có thể tăng cường trao đổi chất bằng cách tập thể dục đều đặn. Cách thức này còn giúp đốt cháy chất béo trong cơ bắp của bạn rất hiệu quả.
- Thay đổi nội tiết tố
thay đổi ở độ tuổi 20, 30
Đến tuổi 35, khả năng sinh sản của bạn cũng bắt đầu giảm đi và bạn thậm chí có thể bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ hoặc lo âu. U xơ tử cung và nội mạc tử cung là hai vấn đề hết sức phổ biến mà nhiều chị em gặp ở độ tuổi này. Nó có thể gây ra những cơn đau và chảy máu âm đạo bất thường. Hãy đi khám bác sỹ để lựa chọn các hướng điều trị thích hợp nếu bạn thấy các triệu chứng bất thường trên.
- Tâm trạng buồn chán hay rối loạn tâm lý 
thay đổi ở độ tuổi 20, 30
Theo bác sỹ chuyên khoa Barbra Halfdal, ở Vancouver, Mỹ, độ tuổi 30 là khoảng thời gian bạn suy nghĩ nghiêm túc hơn về nhiều vấn đề, bao gồm cả hôn nhân, công việc, nuôi con, cha mẹ lớn tuổi, và tài chính. Cộng với những loại thuốc bạn dùng, những nguyên nhân trên có thể làm gia tăng hoặc tiềm ẩn nhiều vấn đề về tâm lý như rối loạn tâm thần như khủng hoảng, tâm thần phân liệt, hoặc rối loạn lưỡng cực. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để nhận được phác đồ điều trị tốt nhất nếu gặp các vấn đề này.
(Nguồn: Shape)
aFamily

thay đổi ở cơ thể, bộ phận cơ thể, dấu hiệu lão hóa, dấu hiệu bệnh tật


      © 2021 FAP
        1,111,895       1,079