Sức khỏe

Nấm phụ khoa và những nguyên nhân ít biết

Viêm âm đạo do nấm phụ khoa là một trong những loại viêm nhiễm phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Bệnh viêm âm đạo do nấm phụ khoa có thể gây ra bởi những nguyên nhân khiến bạn bất ngờ.

1. Sức khỏe giảm sút

Khi sức đề kháng bị giảm sút, cơ thể có thể không đủ khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh như nấm phụ khoa. Khi có điều kiện phát triển thuận lợi, nấm phụ khoa sinh sản ồ ạt, lấn át lợi khuẩn, phá vỡ cân bằng tự nhiên của âm đạo, gây nên viêm âm đạo do nấm. Do đó, các chị em nên giữ gìn sức khỏe, ăn uống và sinh hoạt điều độ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

2. Thuốc kháng sinh

Sử dụng kháng sinh bừa bãi không có chỉ định của bác sĩ không những loại bỏ hại khuẩn mà còn tiêu diệt cả lợi khuẩn, vô tình phá vỡ cân bằng của âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phụ khoa phát triển, gây nên viêm âm đạo do nấm. Do đó, bạn nên cân nhắc khi dùng thuốc kháng sinh và chỉ dùng dưới sự chỉ dẫn của người có chuyên môn.

3. Thai kỳ

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố nữ thay đổi làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm phụ khoa phát triển. Tuy vậy, bạn không nên lo lắng quá vì viêm âm đạo do nấm khá thường gặp trong thời kỳ mang thai và có thể điều trị dễ dàng.

4. Làm tổn thương mô âm đạo

Bất cứ yếu tố nào có thể làm tổn thương lớp mô mỏng manh của âm đạo đều làm tăng nguy cơ bị viêm âm đạo do nấm phụ khoa – ví dụ như thụt rửa sâu bên trong. Thụt rửa sẽ làm thay đổi môi trường tự nhiên của môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phụ khoa phát triển, gây nên viêm âm đạo do nấm. Nếu đang bị bệnh, thụt rửa có thể khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.  

Khi thấy “cô bé” của mình có dấu hiệu bất thường do nấm phụ khoa, chị em có thể kiểm tra tình trạng của mình bằng cách vào websitewww.chuyennhochiem.comđể làm trắc nghiệm.

Ngoài ra, các chị em có thể ghé thăm Fanpage Chuyện Nhỏ Chị Em (www.facebook.com/ChuyenNhoChiEm) để được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí. Mọi thông tin cá nhân của các chị em đều được tuyệt đối giữ kín.

aFamily

      © 2021 FAP
        827,704       752