Sức khỏe

Cảnh giác với 5 bệnh thường bị chẩn đoán nhầm

Chẩn đoán sai bệnh làm mất đi cơ hội được cứu chữa sớm của hàng triệu người bệnh mỗi năm.

Dưới đây là những bệnh thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác:

1.Thuyên tắc động mạch phổi với cơn hoảng loạn

Thuyên tắc động mạch phổi (PE) là cục máu đông hình thành bên ngoài phổi nhưng sau đó di chuyển theo mạch máu vào trong phổi. Cục máu đông cản trở lưu thông máu và có thể gây khó thở. Theo Alan Brau, một bác sĩ phổi ở Bethlehem (Mỹ) cho biết triệu chứng của PE bao gồm sự lo hãi bắt nguồn từ cảm nhận của cơ thể về cục huyết khối. Kết quả là nhịp tim tăng và hơi thở gấp khiến các bác sĩ dễ nhầm lẫn với chứng lo âu. Một nghiên cứu tại 3 bệnh viện Tây Ban Nha cho thấy 33,5% bệnh nhân PE bị từ chối nhập viện vì chẩn đoán không chính xác.

2. Bệnh Lyme với đau xơ cơ

Bệnh Lyme là bệnh thường bị chẩn đoán nhầm. Theo BS Steven Bock ở Rhinebeck, NewYork chỉ có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh Lyme xuất hiện triệu chứng đặc thù là “phát ban hình mắt bò”. Còn lại đa số có biểu hiện đau đầu, đau khớp, co giật và đau cổ sau; dễ bị lầm tưởng thành hội chứng đau xơ cơ. Bock ước tính số trường hợp bệnh Lym bị chẩn đoán nhầm với đau xơ cơ chiếm 30-40%.

3. Hội chứng buồng trứng đa nang với kinh nguyệt không đều hoặc tiền mãn kinh

Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể do stress hoặc sắp mãn kinh, nhưng nếu kết hợp với tăng cân và mọc lông nhiều trên cơ thể thì có thể là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Theo BS Michael Grossman ở Trung tâm Sinh sản NewYork, Albany, PCOS là rối loạn hệ nội tiết ảnh hưởng tới 8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nguyên nhân gây ra 70% ca vô sinh và không được điều trị. Phức tạp hơn, PCOS cũng bị chẩn đoán nhầm với tiền đái tháo đường do sự tăng cân dẫn tới kháng insulin. Nó cũng gây giải phóng androgen nhiều hơn khiến người bệnh khó có chu kỳ kinh không đều.

4. Đột quỵ với đau nửa đầu

Đau nửa đầu đi kèm với những dấu hiệu thị lực (nhìn thấy ánh sáng lóe) hoặc cảm giác (cảm giác kiến bò dọc các chi) thoáng qua khó phân biệt với đột quỵ. Cả hai tình trạng này đều gây gián đoạn lưu thông máu lên não.

Để phân biệt chúng, theo GS James Greenwald ở ĐH Y SUNY Upstate (Mỹ) cần xem xét sự khởi phát, thời gian xuất hiện các triệu chứng (đột quỵ diễn ra nhanh chóng/đau nửa đầu tiến triển chậm hơn) cùng với độ tuổi và tiền sử sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bạn bị đau nửa đầu và có những yếu tố nguy cơ như hút thuốc, huyết áp cao và cholesterol cao, hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra.

5. Ung thư buồng trứng với bệnh Celiac, IBS, viêm bàng quang

Ung thư buồng trứng thường bị bỏ qua do các triệu chứng rất mơ hồ. Trên thực tế, nó được gọi là một căn bệnh “thầm lặng”. Các triệu chứng bao gồm đầy hơi và đau bụng (dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy mỡ hoặc hội chứng ruột kích thích) và/hoặc đi tiểu thường xuyên hoặc mót tiểu (dễ nhầm với viêm bàng quang). Nếu bạn có những triệu chứng này, hoặc được chẩn đoán bị bệnh tiêu chảy mỡ, IBS hay viêm bàng quang, bạn nên đi kiểm tra ung thư buồng trứng.

BS Cẩm Tú, Univadis (Theo MSN)

aFamily

dấu hiệu bệnh tật, chẩn đoán, bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm, phát hiện ung thư sớm, đột quỵ, đau nửa đầu


      © 2021 FAP
        1,114,345       615