Sức khỏe

Cách xử lý 3 bệnh về da thường gặp khi tập thể dục

Hãy thực hiện 3 lời khuyên của các bác sĩ da liễu để không còn lo các bệnh về da và vẫn có là da khỏe đẹp sau khi rời phòng tập.

Dưới đấy là 3 lời khuyên trước và sau khi tập luyện của chuyên gia giúp bạn có một làn da khỏe, không gặp các bệnh về da như mẩn đỏ, phát ban…
Da bị đỏ quá mức
Bác sĩ y khoa Jeannette Graf, trợ lý giáo sư da liễu lâm sàng tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai cho biết da đỏ quá mức là “vấn đề phiền não nhất về da liên qua tới việc tập luyện mà tôi được biết”. 
Đặc biệt, những phụ nữ mắc bệnh viêm da mãn tính hay da nhạy cảm dễ bị đỏ nghiêm trọng. “Những phụ nữ bị viêm da mãn tính có nhiều mao mạch bị vỡ hơn. Vì thế, bất kỳ sự giãn mạch máu nào gây ra bởi việc tập luyện sẽ khiến bệnh tồi tệ hơn. Làn da nhạy cảm thì dễ dàng bị kích thích nên độ nóng và mồ hôi sẽ gây tái phát”, bác sĩ Graf giải thích thêm.
Cách chữa trị:
Khi da bị đỏ, hãy nhanh chóng hạ nhiệt cơ thể. Bạn có thể ngâm một viên đá hoặc bắn nước lạnh lên khuôn mặt rồi rửa sạch sữa rửa mặt chống đỏ. Sau đó, bạn thoa kem chống mẩn đỏ chứa cam thảo, trà xanh, yến mạch hoặc hoa cúc.
Cách phòng:
Bạn hãy sử dụng kem công thức dưỡng ẩm chống đỏ cho làn da nhạy. Với thành phần nhẹ nhàng như nước nước xịt cung cấp khoáng, kẽm, chiết xuất cam thảo hoặc hoa cúc dùng làm thuốc sẽ tạo độ ẩm và giúp da đàn hồi tốt hơn. 
Bên cạnh đó, bạn nên tránh sử dụng các phương pháp trị liệu gây kích ứng da như sinh tố A (retinol), sản phẩm trị mụn hoặc hóa chất lột da vào đêm trước khi đi tập. Đồng thời giữ nhiệt độ cơ thể thấp nhất có thể trong suốt buổi tập bằng cách phun hơi nước làm mát cơ thể.
chăm sóc da khi tập luyện 1
Da bị cháy nắng do tập luyện ngoài trời
Bác sĩ y khoa Brian Adams, người đứng đầu khoa da liễu Đại học Y Cincinnati nhận định: Không dùng mỹ phẩm chống nắng sẽ không thể chống đổ mồ hôi và sau 30-45 phút tập luyện thì đủ để toát mồ hôi. Nguy cơ làn da bị “cháy nắng” sẽ tăng lên nếu bạn tập luyện ngoài trời có tuyết rơi, mưa hay cát do phản chiếu của ánh sáng mặt trời. Những tia này không chỉ từ trên rọi xuống mà còn từ dưới da tác dộng lên.
Cách chữa trị:
Bạn hãy tránh ánh nắng mặt trời trong suốt thời gian còn lại của ngày. “Bạn càng ức chế khả năng viêm nhiễm tốt, thiệt hại bạn có thể phải chịu càng ít đi. Vì vậy, cách điều trị này đặc biệt quan trọng trong 24h đầu tiên”, bác sĩ Adams cho biết. 
Nếu bạn thấy vết bỏng trầm trọng hơn, hãy tới gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức và tránh ánh nắng mặt trời trong nhiều ngày cho tới khi lành hẳn.
Cách phòng:
Bạn nên tránh tập luyện ngoài trời trong khoảng thời gian ngoài trời nhiều tia UV (từ 10h-16h) và không mặc đồ tối màu. Thêm vào đó, bạn hãy thoa kem chống nắng trước 30 phút đi tập để kem có đủ thời gian ngấm vào da. Bạn lưu ý chọn loại kem có tác dụng chống đổ mồ hôi để đạt kết quả tốt nhất.
chăm sóc da khi tập luyện 2
Da bị ngứa và phát ban
Theo bác sĩ Brian Adams , dị ứng gây ngứa, đau nhức hoặc phát ban do tập luyện có thể xảy ra ở một số người dù tập luyện trong nhà hay ngoài trời. Những triệu chứng này có xu hướng xuất hiện ở phụ nữ tuổi 20 và tái phát nhiều năm sau đó. 
Dị ứng do tập luyện như ngứa, đau nhức, hoặc phát ban có thể xảy ra với một số người dù họ làm việc ra khỏi nhà hoặc ngoài trời. Ở phụ nữ, họ có xu hướng bắt đầu từ khoảng tuổi 20 và có thể tái diễn trong nhiều năm qua. Nguy cơ bị dị ứng, phát ban do tập luyện sẽ cao hơn nếu bạn bị các chứng dị ứng khác. 
Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời gian tập thể dục, các tế bào lớn, một loại tế bào bạch cầu có liên quan đến dị ứng, có thể giải phóng histamine - một trong những chất sinh học có trong cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong một số hoạt động sinh lý và có thể gây ra phản ứng dị ứng. Theo đó, các triệu chứng dị ứng như phát ban nhẹ, khó thở, giảm huyết áp có thể xuất hiện.
Cách chữa trị:
Nếu bạn thấy xuất hiện ngứa và phát ban trên da, hãy uống thuốc kháng histamine.
Cách phòng:
Uống thuốc kháng histamine trước khi tập luyện là cách phòng bạn nên áp dụng.
(Nguồn: WomenHealth)
aFamily

làn da đẹp, làn da khỏe đẹp, tập thể thao, chăm sóc da, giữ da tươi trẻ


      © 2021 FAP
        1,128,846       239