Hơn 10 năm qua, thế giới ghi nhận hàng loạt vụ dịch bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ tử vong tăng cao. Sự biến đổi của các loại virus, vi khuẩn là nguyên nhân phát sinh nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt và sự chủ quan trong phòng chống dịch bệnh của con người.
1.Ăn uống không đảm bảo vệ sinh
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể nhiễm vi rút, vi khuẩn từ khâu sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn.
Để phòng chống dịch bệnh, cần đảm bảo quy trình chế biến an toàn như: rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến nấu ăn, cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn và hạn chế ăn uống ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
2. Không tiêm phòng vắc-xin đầy đủ khi con còn nhỏ
Cục Y tế dự phòng từng khuyến cáo rằng tất cả các trẻ em đều phải tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để tránh tình trạng mắc sớm, nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp có phơi nhiễm cao như sởi, ho gà và Rubella... Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều cha mẹ vẫn còn chủ quan với việc tiêm phòng cho con, một phần là do tâm lý lo sợ về sự an toàn của mũi tiêm.
Theo các tổ chức Y tế thế giới, rủi ro do tiêm chủng chỉ có tỷ lệ 1/1 triệu và hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế được, trong khi đó gánh nặng và sự nguy hiểm của bệnh tật lại lớn hơn rất nhiều.
3. Bỏ qua các nguy cơ lây bệnh từ chính ngôi nhà của mình
Hiệp hội y tế cộng đồng hoàng gia Anh (RSPH) đã từng làm một nghiên cứu rất thú vị với bột phát sáng để phát hiện vi khuẩn trong nhà và kết quả đã khiến nhiều người bất ngờ. Bằng cách sử dụng bột phát sáng, họ đã nhìn thấy những vật dụng được chạm vào và bức ảnh chụp lại kết quả khiến không ít người choáng váng bởi họ thấy vi khuẩn, virus đã xuất hiện ở khắp nơi trong nhà, từ miếng xốp rửa chén đến bàn phím máy tính, tay nắm cửa hay những nơi như nhà vệ sinh đều là một kho mầm bệnh với mật độ vi khuẩn cực khủng khiếp. Các chuyên gia ở trường Đại học Bắc Carolina (Mĩ) cũng phát hiện rằng thậm chí bồn vệ sinh còn sạch hơn bàn phím; và mỗi tay nắm cửa có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da lên đến 15%.
Trung tâm Phòng chống và kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC) khuyến cáo, mọi người nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong 15 - 20 giây. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, tính trung bình, những người dùng nhà vệ sinh chỉ rửa tay khoảng 6 giây. Chỉ có 5% người rửa tay trong 15 giây hoặc lâu hơn. Ngoài ra, chỉ có một nửa số nam giới dùng nhà vệ sinh sử dụng xà phòng và có tới 15% cánh mày râu chẳng hề rửa tay. Con số này ở phụ nữ lần lượt là 78% và 7%.
Ngoài việc rửa tay sau khi đi vệ sinh, 4 thời điểm quan trọng cần rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau cũng bị nhiều người bỏ qua, đó là: trước khi ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều và trong lúc tắm.
Việc hình thành thói quen tắm và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn cần có sự nỗ lực của cả cộng đồng, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần làm gương cho con. Bởi hành động này tuy đơn giản nhưng lại là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.
Trong hành trình “Nối vòng tay lớn vì một Việt Nam khỏe mạnh”, Lifebuoy không ngừng đầu tư nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm ngày càng vượt trội hơn giúp tăng cường phòng chống dịch bệnh trước sự biến đổi phức tạp của các nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn. Sản phẩm Lifebuoy mới với hoạt chất Activ Naturol Shield chiết xuất từ thiên nhiên giúp làm sạch và bảo vệ khỏi vi khuẩn gây 10 vấn đề về sức khỏe, góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ 25 triệu trẻ em Việt Nam khỏi nguy cơ bệnh tật do vi rút, vi khuẩn gây nên. |