Có không ít những lời đồn đại về chăm sóc “vùng kín” được chị em to nhỏ truyền tai nhau, gây ra nhiều hiểu nhầm tai hại. Đừng để những suy nghĩ sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe “vùng kín” của bạn gái nhé.
Hiểu nhầm 1: Dịch tiết âm đạo hơi đặc là triệu chứng tiền kinh nguyệt bình thường
Hiểu nhầm 2: Âm đạo phải có mùi thơm hoặc không có mùi
Sự thật là: Âm đạo có một chút mùi mồ hôi hoặc mùi sữa lên men nhẹ do lactobacilli, lợi khuẩn sống trong âm đạo tạo nên. Dùng/Sử dụng các loại sản phẩm khử mùi, tạo mùi thơm và tẩy sạch âm đạo có bán trên thị trường hoặc thậm chí, rửa âm đạo với xà phòng không những hoàn toàn không cần thiết mà còn gây hại cho chị em. Những hóa chất này sẽ làm mất đi độ ẩm và môi trường pH tự nhiên của âm đạo, khiến các hại khuẩn phát triển tràn lan, có thể gây nên viêm âm đạo do nấm.
Giải pháp: Tuyệt đối không thụt rửa phía trong âm đạo bằng bất cứ loại dung dịch gì. Dùng nước ấm và sạch là đủ tốt để giữ cho âm đạo khỏe mạnh. Rửa và lau khô bằng khăn mềm sau mỗi lần đi vệ sinh. Có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ loại nhẹ, không có chất tẩy mạnh nhưng cần phải chọn loại uy tín, có thương hiệu trên thị trường.
Hiểu nhầm 3: “Rừng rú” càng ít càng tốt, tốt nhất là cạo sạch
Sự thật là: Lông mu có tác dụng bảo vệ âm đạo khỏi sự chà xát và nhiễm trùng. Quá trình cạo, nhổ, wax có thể khiến vùng da mỏng manh khu vực này sưng tấy, viêm lỗ chân lông, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.
Giải pháp: Bạn chỉ nên dọn dẹp vùng này gọn gàng, sạch sẽ thôi. Nếu bạn vẫn còn thích cạo vùng tam giác, hãy dùng dao cạo mới cho mới cho mỗi lần cạo, dùng nước ấm và kem cạo lông để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.
Hiểu nhầm 4: Thuốc trị nấm Candida và thuốc trị ngứa có chung tác dụng
Sự thật là: Thuốc trị ngứa chỉ có tác dụng làm bạn bớt ngứa tạm thời chứ không loại bỏ được nấm Candida. Để điều trị nấm Candida, bạn phải dùng các loại thuốc đặc trị do bác sĩ kê toa. Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều loại thuốc có liệu trình điều trị ngắn ngày, thậm chí là liều dùng một viên, rất tiện dụng cho chị em phụ nữ, nhất là những bạn có cuộc sống bận rộn, hay quên. Nếu bạn nhiễm nấm lần đầu tiên hoặc nhiễm trên 4 lần/ năm, bạn nên đi đến các phòng khám chữa bệnh phụ khoa để được chẩn đoán chính xác.
Lời khuyên: Không nên tự điều trị vì có thể khiến bạn bị kháng thuốc, khiến bệnh diễn biến phức tạp làm quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn.
Bạn có thể tiến hành kiểm tra nhanh tại www.chuyennhochiem.com nếu thấy nghi ngờ mình có thể đang bị nhiễm nấm Candida. Bạn cũng có thể tư vấn ý kiến chuyên môn và tham gia chương trình trò chuyện trực tuyến cùng bác sĩ tại www.facebook.com/ChuyenNhoChiEm. Mọi chia sẻ tại fanpage đều được giữ bí mật danh tính nên các chị em có thể thoải mái tâm sự những điều thầm kín nhất về sức khỏe, tâm lý và cuộc sống.