Sức khỏe

Nhiễm giun khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ

Con được khỏe mạnh, thông minh là điều mà ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn. Cứ thấy con biếng ăn, xanh xao, bố mẹ lại càng tẩm bổ nhưng không biết rằng đôi khi mình đang vô tình tiếp tay đưa… giun vào cơ thể của con.

Càng tẩm bổ, con càng ốm

Gia đình chị Ngọc Nga (Q.Bình Tân) thường có thói quen đi ra tiệm ăn hải sản cuối tuần. Bé Minh (8 tuổi), con chị Nga, rất thích ăn ốc và loại nào Minh ăn cũng rất ngon miệng. Nhưng mấy tháng trở lại đây, Minh bỗng trở nên biếng ăn, cơ thể xanh xao, người hay mỏi mệt. Nghĩ con bị suy dinh dưỡng, chị Nga ra sức tẩm bổ: mua đủ các loại ốc mà con thích ăn, sáng nào cũng chuẩn bị cho con một tô phở tái để bổ máu… Nhưng càng ăn bé Minh lại… càng sụt cân. Cho đến cách đây 3 ngày, Minh bị đau bụng quằn quại, phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp. Đến lúc này, chị Nga mới tá hỏa là con mình bị nhiễm giun. Khi trao đổi với bác sĩ, chị mới nhận ra từ trước đến giờ mình đã chăm con sai cách. Chị cho biết lần tẩy giun gần đây nhất của Minh là từ hồi bé học… mẫu giáo, 3 năm nay chị không tẩy giun cho con vì nghĩ rằng không quan trọng. Theo các chuyên gia y tế, trong hải sản, thịt bò… có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, các món ăn này nếu không được chế biến đúng cách sẽ chứa nhiều trứng giun và ấu trùng giun gây nguy hại cho cơ thể con người. Đặc biệt, đối với một số phụ huynh, cứ nghĩ rằng bồi bổ cho con càng nhiều càng tốt nhưng không biết cách chế biến nên vô tình tiếp tay đưa trứng giun… vào cơ thể con.

PGS – TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương khuyên mọi người nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe.

Làm sao để bảo vệ con?

Nhiễm giun là một quá trình dài, tuy nhiên nếu không tẩy giun định kỳ thì dễ dẫn đến những triệu chứng nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Nhiễm giun khiến trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn thần kinh, chậm phát triển trí tuệ, học không tập trung, trẻ em gái còn có thể bị viêm nhiễm âm đạo. Đối với phụ nữ mang thai mà nhiễm giun có thể bị thiếu máu, thiếu chất, dẫn đến nguy cơ sẩy thai. Phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu của việc nhiễm giun ở trẻ để chữa trị kịp thời như: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, nghiến răng, ngứa hậu môn vào ban đêm, lười vận động, hay càu nhàu, bực tức, tính tình nhanh thay đổi…

Để phòng ngừa việc nhiễm giun, ngoài việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, mọi người còn cần phải tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần không chỉ cho trẻ mà còn cho cả gia đình và duy trì thành thói quen bắt buộc, bởi sau khoảng thời gian này, cơ thể đã có thể tái nhiễm giun trở lại.

Học sinh thi tìm hiểu chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116: tẩy giun 6 tháng 1 lần vào ngày 6 tháng 1 và 1 tháng 6 hàng năm để bảo vệ sức khỏe.

Chọn đúng thuốc tẩy giun để đạt hiệu quả cao.

Nhiều người vẫn nghĩ tẩy giun chỉ đơn giản là ra tiệm để mua thuốc tẩy giun về uống là xong. Tuy nhiên, thuốc tẩy giun cần được lựa chọn hợp lý, tẩy hiệu quả, an toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Theo các chuyên gia y tế, thuốc tẩy giun với thành phần mebendazole 500mg đạt yêu cầu về tính hiệu quả và an toàn, được sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Mebendazole có cơ chế tác dụng là làm tê liệt hoặc làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của giun, khiến giun tự chết đi và tự phân giải theo đường phân. Mebendazole có 3 dạng thù hình là polymorph A, B và C; polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên an toàn khi sử dụng, giúp hạn chế các tác dụng phụ cũng như những biến chứng do thuốc tẩy giun.

LD50 là chữ viết tắt của liều gây độc trung bình, LD50 càng cao thì sẽ càng ít gây độc tính. Nguồn: Rodriguez-Caabeiro F. et al, Chemotherapy 1987; 33(4):266-71.

Viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Trung ương kêu gọi mọi người tẩy giun vào ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình tẩy giun cộng đồng 6116 nhằm khuyến khích mọi người tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần vào ngày 6.1 và 1.6 hàng năm. Trong đợt triển khai ngày 6.1, hơn 11.000 phụ huynh đã được tham gia khảo sát và tư vấn hotline về việc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy có 56,4% phụ huynh không tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ; trong đó, 4,1% chưa bao giờ tẩy giun cho con, 9,9% phụ huynh không nhớ đã tẩy giun cho con hay chưa và gần 42,5% trẻ em được tẩy giun cách đây từ 1 năm trở lên.

aFamily

      © 2021 FAP
        777,381       1,545